Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Bóc trần các chiêu 'kinh điển' bán hàng đa cấp


Các công ty bán hàng đa cấp thường có những chiêu lừa đảo “kinh điển” như nâng giá bán, “thổi’ chất lượng sản phẩm,…

Bán hàng đa cấp trở thành “điểm nóng” của thị trường trong nhiều năm qua. Những công ty hoạt động đúng quy định không nhiều trong khi những công ty bị đánh giá là lừa đảo xuất hiện nhan nhản với số lượng thành viên rất lớn. Các công ty bán hàng đa cấp có rất nhiều chiêu lừa đảo.

1 -  Nâng giá bán sản phẩm

Hình thức lừa đảo được nhắc tới nhiều nhất chính là việc các công ty nâng giá sản phẩm. Vốn là “chim đầu đàn” trong hệ thống bán hàng đa cấp, công ty Sinh Lợi được đưa ra mổ xẻ nhiều nhất. 

Nếu cách đây khoảng 6 năm, 1 sản phẩm máy ozin của Sinh Lợi được bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng thì tới bây giờ khi Sinh Lợi trở thành Thiên Ngọc Minh Uy, giá bán sản phẩm này đã tăng lên hơn 3 triệu đồng theo thời giá.

Tuy nhiên, điều đáng nói, sản phẩm này trên thị trường chỉ được bán với mức giá từ 800.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng. Như vậy, hơn 2 triệu đồng đã nằm trong tay những người tham gia. Các sản phẩm khác đều được bán với giá “trên trời” như áo ngực Nano giá 3,2 triệu đồng,…

Một "nạn nhân" với chiếc máy ozon rởm
Vấn đề “thổi” giá của Thiên Ngọc Minh Uy (Sinh Lợi trước đây) đã được cơ quan chức năng công bố. Năm 2006, Đoàn thanh tra do Sở Thương mại Tp. HCM thành lập kiểm tra đã công bố 22 mặt hàng mỹ phẩm đang được Sinh Lợi kinh doanh "có vấn đề" về xuất xứ. 

Theo thông báo, một bộ mỹ phẩm được dán mác Đài Loan giá vốn là 709.571 đồng nhưng được Sinh Lợi bán ra với giá 3 triệu đồng. Trên sản phẩm này, tên, địa chỉ của nhà sản xuất không được in hay dán trên chai, lọ, vỏ hộp mà chỉ dán băng keo trong ghi "made in Taiwan", rất dễ tháo gỡ. 

Công ty TNHH Thương mại Lô Hội cũng là một trong những “điểm đen” của bán hàng đa cấp. Đây là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại sản phẩm Forever Living của Aloe vera of America, Inc-Hoa Kỳ (AVA), giá hàng nhập khẩu và giá mà Công ty Lô Hội bán sỉ, bán lẻ tại Việt Nam đều do AVA ấn định tạo ra sự chênh lệch quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.


Theo kết luận thanh tra, mặt hàng Sonya Mascara của Canada giá vốn chỉ có 14.834 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ tới 171.000 đồng (gấp hơn 11 lần) và bán lẻ 244.000 đồng (gấp 15 lần). Một sản phẩm khác là viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen chỉ có giá vốn 3.271 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ là 244.000 đồng (gấp 74 lần), bán lẻ 348.000 đồng (gấp 117 lần).


2- “Thổi phồng” chất lượng sản phẩm


Không chỉ nâng giá sản phẩm lên tới cả chục lần, các công ty bán hàng đa cấp còn nhập khẩu hàng chất lượng không được đảm bảo.


Sau khi kiểm tra công ty Sinh Lợi, đoàn thanh tra cho biết hạn sử dụng trên vỏ hộp, trên nhãn phụ chỉ in "dùng trong 3 năm kể từ ngày sản xuất" trong khi ngày sản xuất lại không được in trên chai mà lại được đóng dấu bằng mực đen, xanh, đỏ ở phía trong phần trên của vỏ hộp. Màu mực đóng dấu khác với màu mực in các thông tin trên bao bì. 

Giải trình vấn đề này, Công ty Sinh Lợi cho biết, trong 22 mặt hàng mỹ phẩm nói trên có 5 mặt hàng do công ty trực tiếp nhập khẩu từ Đài Loan, 17 mặt hàng còn lại được Công ty TNHH TM - DV Hoành Vũ nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Sinh Lợi mua lại. Tuy nhiên, cả 2 công ty Sinh Lợi và Hoành Vũ đều không trình được hồ sơ gốc.

Sau khi Sinh Lợi bị đóng cửa vì nhiều sai phạm và lừa đảo, Thiên Ngọc Minh Uy đã xuất hiện thay thế Sinh Lợi. Và sản phẩm được công ty này khuếch trương nhiều chính là sản phẩm áo ngực nano.

Theo quảng cáo thì loại áo này là một "phát minh vĩ đại của thế kỷ 21" với nhiều tác dụng. Tại một số trang web, thông tin về chiếc áo ngực được đăng hoành tráng với hàng loạt chức năng, công dụng như giúp ngực nở, phát triển cân đối, làm hồng nhũ hoa, chống xảy xệ, phòng chống bệnh ung thư và các chứng bệnh về vú, chống lãnh cảm, tàn nhang, mụn nhọt... Kèm theo là những câu chuyện, hình ảnh, video clip khá bắt mắt về "hiệu quả" của người sử dụng áo nano...


Khi đoàn thanh tra yêu cầu công ty xuất trình hồ sơ gốc của các mỹ phẩm đã đăng ký tại Cục quản lý dược Việt Nam thì công ty không xuất trình được.

Bà Phạm Thị Huy, Giám đốc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, khẳng định "áo nano" có tác dụng làm đẹp và phòng bệnh, đã được cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hẳn hoi. Giấy chứng nhận mà bà Huy nói, thực chất là kết quả phân tích của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) dành cho sản phẩm.

Theo quảng cáo của Thiên Ngọc Minh Uy, loại áo này là một "phát minh vĩ đại của thế kỷ 21" với nhiều tác dụng
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Trang thiết bị y tế và công trình y tế (Bộ Y tế), khẳng định về nguyên tắc nếu là sản phẩm phòng chữa bệnh, đơn vị nhập khẩu phải có các giấy tờ chứng nhận và cấp phép của cơ quan hữu trách Việt Nam rồi mới được bán ra ngoài.


Họ cũng khuếch trương cho sản phẩm bằng những thông tin rất hấp dẫn như, ra đời tại Mỹ năm 1980 thì năm 1985 đã là sản phẩm cung cấp thường xuyên cho các phi công của NASA; hàng ngày có 45 triệu người sử dụng loại thực phẩm này và hiện đã có mặt ở thị trường 60 nước trên thế giới...


Tuy nhiên, dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…).

Tuy nhiên một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm. Ngoài ra, luật cấm “cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp...”. 

Ngoài ra, lợi dụng kẽ hở của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái. Cụ thể khoản 1, Điều 7, Nghị định quy định: "Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp".



Nhiều doanh nghiệp cho rằng, “tham gia” tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là lẽ đương nhiên.




Khoản 2, Điều 7 quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Để lách quy định này, các doanh nghiệp cho rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do người tham gia tự nguyện mua tích sẵn ở nhà phòng khi khách hỏi đột ngột...




Ngoài ra, các công ty đa cấp còn vi phạm luật khi  cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp và cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán.


Trong khi, cũng theo ông Tuấn, đến nay cơ quan y tế chưa nhận được thông tin xin phép hay cấp phép cho sản phẩm nịt ngực có tác dụng phòng chữa bệnh.

Công ty Lô Hội cũng bị kết luận có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng. Ngày 15/9/2006, Công ty này nhập kho 100 hộp phấn che khuyết điểm hiệu Sonya Colour Collection 25g do Cty Cosmetica Laboratories - Canada sản xuất và đã xuất bán 87 hộp. 

Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm TP. HCM thì các sản phẩm trên không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã cung cấp.
Không chỉ Sinh Lợi, Lô Hội “thổi” chất lượng sản phẩm, những công ty đa cấp khác cũng dùng chiêu này để lừa gạt khách hàng. 

Trong các buổi hội thảo, một số người tự xưng là cấp trên của Herbalife tại Việt Nam đã quảng cáo về các sản phẩm này có vai trò dinh dưỡng bổ sung như: Thải độc tố, tăng cường sức khỏe, điều chỉnh trọng lượng...

3 - Bắt thành viên phải mua hàng


Mua hàng với giá đắt đỏ để trở thành hợp tác viên hoặc chuyên viên kinh doanh của các công ty đa cấp dường như đã trở thành điều tất nhiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết khi bắt người tham gia mua hàng, các công ty đa cấp đã làm sai luật.


Điều 48 Luật Cạnh tranh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. 

4 Im thin thít rồi lặn mất tăm


Các công ty đa cấp có nhiều hành vi lừa đảo. Và hành vi cuối cùng chính là biến mất cùng “núi tiền” của hàng ngàn người. Vụ  biến mất đình đám nhất trong thời gian gần đây chính là sự kiện Agel.

Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ giữa năm 2008, Agel Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một trong những nhãn hàng kinh doanh đa cấp thành công, nhất là ở thời điểm những sản phẩm đa cấp - cũng là các thực phẩm chức năng - xuất hiện sớm hơn phần nào bị người tiêu dùng tẩy chay. Trên nhiều diễn đàn, người ta đã coi Agel như mạng lưới kinh doanh đa cấp số 1 ở Việt Nam

Tuy nhiên đến tháng 2/2011, Công ty Agel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và chỉ sau một đêm đã thu dọn toàn bộ đồ đạc tại ngôi nhà rồi "biến mất" đến tận bây giờ.

Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Cty Luật Lê&Liên danh, cho biết, với các tình tiết như: Dừng hoạt động đột ngột không thông báo, không thanh toán hết tiền hoa hồng cho nhà phân phối, nợ hàng chưa trả lại cho nhà phân phối... và không xuất hiện để giải quyết hậu quả, đã đủ yếu tố để cấu thành tội danh lừa đảo đối với Giám đốc Agel Việt Nam.

Theo Nghị định 110, quy định về bán hàng đa cấp, điều 19 ghi rõ, công ty bán hàng đa cấp khi ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải thông báo với các sở chức năng tại địa bàn, đồng thời phải thông báo công khai ở trụ sở chính và cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Trước đó, hàng loạt các công ty đa cấp cũng âm thầm biến mất nhưng chỉ có Sinh Lợi là “hồi sinh” chỉ sau vài ngày biến mất. Sinh Lợi “hồi sinh” dưới cái tên mới là Thiên Ngọc Minh Uy.

Theo Người đưa tin





Các bài viết liên quan:





Bệnh thèm “đàn ông”: Bệnh quái gở ở 'vương quốc bầy đàn' bán hàng đa cấp

Ăn chung, ngủ chung và chứng kiến nhiều cảnh “nóng” giữa các cặp đôi đã khiến cho nhiều cô gái trẻ phải cấp cứu vì bệnh "thèm" đàn ông.

 Rời khỏi vương quốc đa cấp, nhưng những hình ảnh ăn chung, ở chung và ngủ chung giữa nam và nữ với nhau như thời nguyên thủy đã ám ảnh chúng tôi.

Vì làm quen với cách làm việc của bán hàng đa cấp, nên họ đều rất kín tiếng, ít khi nói về đời tư của mình. Ngay cả cụ thể quê họ ở thôn nào, xã nào, huyện nào họ cũng đều giữ kín. Vì vậy, để nghe được những tâm sự từ các cô gái này là rất khó khăn.

Hầu hết những cô gái trong thế giới đa cấp mà chúng tôi gặp đều còn rất trẻ, chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi. Đa phần là người từ Thanh Hóa và Nghệ An, gia đình họ cũng đều rất nghèo

Mặt khác, tôi với tư cách là một “con mồi” nên sự thật về đời tư của họ càng khó tiết lộ. Trước mắt tôi chỉ là những cô gái trẻ trung, dễ thương, nhanh nhẹn và lúc nào cũng yêu đời.

Vì vậy, để tìm hiểu tâm sự thật của những con người trẻ đáng thương này chúng tôi đành phải bắt đầu từ chính những người dân trong thôn và các chủ nhà trọ, hàng ngày được chứng kiến cuộc sống họ.

Bác Tuấn, một lái xe ôm tốt bụng và cũng là chủ một phòng trọ hiện đang cho khoảng hơn 20 người của Công ty TNHH TM Lô Hội (chúng tôi gọi ngắn gọn theo lời những người dân và nhân viên công ty là Lô Hội) thuê tiết lộ với tôi: “Có những ngày bác phải chở 12 cô đi phá thai!”. Câu chuyện có lẽ chưa “choáng” bằng những gì tôi được chứng kiến tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Vừa bước qua cánh cổng bệnh viện, tôi liền bắt gặp ngay một cảnh tượng một nhóm bạn trẻ đang vội vã khênh 2 cô gái còn rất trẻ đi vào khoa hồi sức cấp cứu. Một cô đang lên cơn co giật, mắt vẫn mở to nhưng đờ đẫn, vô hồn, miệng gào thét, kêu khóc. Còn cô kia thì đã ngất lịm đi. 

Tôi chú ý đến ca cấp cứu này bởi lẽ ấn tượng về bộ quần áo chỉn chu, màu sắc của những người đưa 2 cô gái vào. Không khó để nhận ra đó là những thành viên của công ty Lô Hội. Vì vậy, tôi cũng nhanh chóng chạy theo sau để xem 2 cô gái này bị bệnh gì.

 Trong khi tôi đang rất lo lắng thì được một bác sỹ khoa hồi sức cấp cứu cho biết: “Chuyện bình thường, ngày nào chả có vài ca như thế này nhập viện. Ăn ở chung với nhau như vậy, không bị thế này mới là lạ”.

Thú thật nghe bác sỹ nói vậy, tôi cũng không thể hiểu nổi đó là bệnh gì và có nguy hiểm không. Bước sang khoa phụ sản, tôi được giới thiệu gặp bác sỹ tên Mai, người nắm nhiều nhất các thông tin về tình trạng nạo phá thai của bệnh nhân đến bệnh viện.

Theo bác sỹ Mai, thực tế bệnh viện không xử lý trường hợp nạo phá thai nào, nhưng các bệnh nhân là người ở Lô Hội đến thì rất nhiều, chủ yếu là các cô gái trẻ đến khám thai hoặc mua thuốc tránh thai.

“Có thai thì nhiều lắm, kể không hết được, nhưng bệnh viện thì không xử lý phá thai trường hợp nào. Đa số họ chỉ đến khám rồi tự đi ra các phòng khám tư nhân để phá”, bác sỹ Mai cho biết.

Tuy nhiên, các trường hợp của Lô Hội phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng co giật, mắt lờ đờ, nói năng lung tung, gào thét, ngất xỉu thì rất nhiều. Bác sỹ Mai cho biết đó là triệu chứng của căn bệnh hysteria - “bệnh cà hước”, hay nói nôm na là... bệnh thiếu đàn ông.

“Tối nào cũng có vài ca người của Lô Hội vào hồi sức cấp cứu. Có những ca phải cho uống thuốc, nhưng cũng có ca chỉ cần vài thủ thuật nhỏ là có thể bình thường trở lại”, bác sỹ Mai cho biết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hysteria là do tăng cảm xúc, ám thị ở những người yếu tâm lý. Ở những người này, vỏ não suy yếu, hệ thống dưới vỏ não thoát ly nên khi bị kích thích thì không thể kiềm chế được, tăng ức chế vỏ não. 

Cuối cùng là sự tăng hoạt động dưới vỏ mà biểu hiện trên lâm sàng là nhiều triệu chứng đa dạng, tùy theo vùng não bị kích thích tập trung. 

Chính từ đặc điểm này mà bệnh có thể xuất hiện và giảm bớt bằng cách ám thị. Cảm ứng thành cao trào khi có sang chấn tạo phản ứng dây chuyền trong cộng đồng (có cùng hoàn cảnh), làm gây bệnh tập thể, một lúc có thể lên đến cả trăm người.

Ở trường hợp kinh doanh đa cấp sống theo kiểu "bầy đàn", theo bác sỹ Mai, do việc ăn chung, ngủ chung và chứng kiến nhiều cảnh “nhạy cảm” quá thường xuyên, trong khi đa số bệnh nhân đều đang ở trong độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý nên nhiều người bị ức chế, dẫn đến mắc căn bệnh này.

“Nói nôm na cho dễ hiểu là khi trai gái ở gần nhau lâu ngày, có cảm xúc về tình dục, nhưng không được đáp ứng, dẫn đến ức chế và phát bệnh”, bác sỹ Mai giải thích.

Cũng theo bác sỹ Mai, nhiều bệnh nhân là người ở công ty Lô Hội sau khi được cấp cứu do không có tiền, nên thường xuyên trốn viện đi về.

Chôn trộm thai nhi ở nghĩa trang

Đem câu chuyện buồn vừa được chứng kiến ở trong bệnh viện kể lại với bác xe ôm tên Tuấn, bác liền bảo tôi: “Thế đã là gì, nhiều cô còn phải nạo phá thai, bỏ đi đứa con của chính mình. Mà không phải phá 1 lần, có cô còn vài ba lần”.

Trong vai một cô gái trẻ muốn đi nạo phá thai, tôi ghé vào một phòng khám tư nhân, nơi bác Tuấn từng đưa nhiều cô gái tới đây để "xử lý". 

Vừa thấy tôi, anh bác sỹ tên Khoa liền hỏi: “Mấy tuần rồi? Người Lô Hội à?”.

Tôi ậm ừ rồi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt anh. Tôi vờ tỏ ra lo lắng: “Phá thai thì sau này em còn có con được nữa không”.

Anh Khoa liền bật cười: “Sợ thì sao để bị "dính"? Nhưng yên tâm, trường hợp không sinh được nữa cũng có nhưng ít. Nếu không muốn giữ thì anh sẽ xử lý giúp em. Em cứ suy nghĩ kỹ”.

Thấy tôi mặt mũi xa xẩm, lo lắng, anh này tiếp: “Có gì mà căng thẳng quá thế em. Nhiều bạn ở Lô Hội cũng ra đây anh xử lý rồi. Không may lỡ rồi, không nuôi được, thì phải bỏ thôi”.

Lấy lý do muốn suy nghĩ thêm, tôi rời phòng khám của anh để đến nhà bác Nguyễn Văn Thưởng, trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là thôn có dân số 600 người, nhưng cho tới 1.000 người Lô Hội thuê nhà trọ.

Theo bác Thưởng, từ ngày có người của Lô Hội về nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi.

“Có lần tôi ra nghĩa trang bắt gặp có người ra chôn trộm một hài nhi. Tôi là trưởng thôn nên biết rõ lắm. Toàn người lạ ra chôn các thai nhi. Họ ăn ngủ tập thể với nhau suốt ngày suốt đêm như thế, không có những chuyện như vậy xảy ra mới là lạ”, ông Thưởng nói.




Các bài viết liên quan:


“Lật tẩy” những trò bịp bợm của Amway Việt Nam !



Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Di chúc của ...Đường Tăng!


Tao backlink tu dong - Tang rank alexa cuc nhanh

Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng các con yêu quí !!!

Có lẽ Thầy sẽ gặp Phật Tổ Như Lai trước khi chúng ta thỉnh được chân kinh. Trên đường thỉnh kinh liên tục gặp nạn, rơi vào tay của các loài yêu tinh, nên Thầy e rằng ngày Thầy bị "lên đĩa" làm mồi nhậu cho yêu quái cũng không còn xa.

Thầy đã tính hết rồi, sau khi Thầy chết, các con chia hành lý của Thầy sẽ phát hiện ra bức di chúc này. Rồi thì ai cũng về chốn cũ. Ngộ Không về Hoa Quả Sơn để trở về với cuộc sống rừng rú, cách xa với văn minh đô thị.
Bát Giới trở về Cao Lão Trang, khỏi nói thì Thầy cũng biết con sẽ về đó, vì chắc con vẫn còn ấm ức về vụ bị làm "con rể hụt". Ngộ Tĩnh thì chắc sẽ trở về Lưu Sa Hà để tiếp tục làm hải tặc danh tiếng một vùng, khiến không ai dám bén mảng đến khúc sông đó.

Trong ba đứa đồ đệ Thầy tâm đắc nhất là Bát Giới. Con đã thể hiện được bản năng của người đàn ông mọi lúc mọi nơi, thậm chí giữa vòng vây của yêu tinh.

Con thật mãnh liệt và đầy nam tính, không giống như Ngộ Tĩnh nó khù khờ ngu ngơ nên không có khả năng như con. Còn về phần Ngộ Không, Thầy nghĩ tâm sinh lý nó có vấn đề, Thầy chỉ thấy nó lo chém lo giết, không hề thấy nó có cảm xúc về chuyện tình cảm nam nữ. Thầy đã hai lần đuổi nó, chỉ vì Thầy sợ nó không yêu con gái mà chuyển qua yêu con trai thì chết. Mà trong bốn Thầy trò ta thì Thầy đẹp trai nhất, nên Thầy sợ nó sẽ... Thầy... Nên Thầy kiếm cớ đuổi nó đi. Nhưng mỗi lần đuổi nó thì lại bị yêu quái "củ hành", Thầy nghĩ chắc thằng Ngộ Không có thông đồng với tụi yêu quái, chứ không thể có chuyện trùng hợp nhiều như vậy được.

Bát Giới à, về mọi mặt Thầy đều không trách gì con. Nhưng Thầy vẫn ức chế nhất là vụ con cứ trốn đi mát-xa một mình mà không rủ Thầy. Chắc con sợ tốn kém chứ gì? Nhưng dù sao ta cũng là Thầy con, chơi phải đẹp hơn con chứ, tiền thì với ta đâu có thiếu, chỉ cần ta a lô một cái là vua nhà Đường lập tức chuyển khoản ngay. Với tính tình của con như thế thì kẻ làm Thầy như ta đành chịu, trong hành lý còn một một cọc ngân phiếu coi như là quà ta để lại cho con khi ta đi xa.

Còn riêng Ngộ Tĩnh, tuy con ít nói nhưng Thầy rất hiểu con. Thầy hiểu con cũng không kém gì Bát Giới, nhưng vì vụng về trong ăn nói nên con không có cơ hội bộc lộ thú tính của mình. Thầy biết, nhiều đêm thâu, các huynh đệ thấy con cặm cụi ngồi đọc sách, họ cứ tưởng là con vì kém hơn họ nên thức đêm để đọc cho thuộc kinh Phật. Ban đầu Thầy cũng nghĩ như họ, cho đến khi Thầy biết được cuốn sách mà con đọc tên là x***y***z. Kể từ đó, Thầy hiểu con hơn Ngộ Tĩnh à. Con chắc không ham tiền mà chỉ yêu "sách" đúng không? Thầy để lại cho con vài cuốn tương tự như loại con thích trong tay nải của Thầy. Con hãy hiểu cho Thầy, cái gì Thầy cũng phải uyên thâm hơn các con mới xứng đáng làm Thầy được.

Cuối cùng Thầy muốn nói với Ngộ Không. Thầy biết con mang "bệnh lâu năm mà giấu". Sao con không nói ra để Thầy và hai đệ giúp? Thầy đã cố gắng không cho con lạc lối nên mới đuổi con, Thầy sợ con nhìn thấy Thầy “kute” quá mà bộc lộ bệnh thì khổ. Nhiều khi phát bệnh con không làm gì được, nên đâm ra ức chế, mà khi con ức chế thì khổ cho đám yêu quái bị "củ hành" nhừ tử. Đôi khi Thầy cũng niệm chú để tiêu bớt đi tà tâm của con. Nhưng không sao, Thầy ra đi, Thầy để lại cho con cây trượng bằng “dzàng” nguyên chất. Con mang đi bán lấy tiền mà sang Thái Lan rồi tùy ý lựa chọn giới tính con nhé! Nếu vẫn thiếu thì tháo luôn cái vòng kim cô ra mà bán. nó cũng được làm bằng “dzàng 9 con 4” đấy con ạ!

Câu thần chú để mở vòng kim cô là "Ớ... ớ... ứ... ứ... ặc... ặc". Chúc con sớm trở thành một con khỉ đực bình thường.

Cuối cùng chỉ mong các con ghé Đại Đường thông báo với vua Đường là: "Đường Huyền Trang đã thành mồi nhậu khi đang làm nhiệm vụ".

Chúc các con có quãng đời hạnh phúc khi trở về vùng trời của mình!!!

Các bài viết khác:

Bill Gates đã cu thế gii như thế nào?

Đi trai ...(Ký s hình nh)







Bill Gates đã cứu thế giới như thế nào?

HÌnh 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4
Hình 5

Hình 6

Các bài viết liên quan
Đi trai ...(Ký s hình nh)


Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Amway bị cáo buộc phóng đại công dụng sản phẩm !

Trung tâm khoa học vì quyền lợi công chúng Hoa Kỳ vừa gửi công điện khẩn cáo buộc Công ty Amway quảng cáo sản phẩm không đúng tiêu chuẩn.

Trung tâm khoa học vì quyền lợi công chúng Hoa Kỳ (CPSI) cáo buộc sản phẩm mang nhãn hiệu 2GO Twist Tubes và Immunity Twist Tubes vi phạm pháp luật khi quảng cáo phóng đại thành phần và công dụng của sản phẩm.

Sản phẩm Amway

2GO Twist Tubes được Amway quảng cáo là thức ăn dạng tuýp cô đặc, bổ sung trái cây và rau xanh cần thiết, có chứa chất chống ô xy hóa tương đương với 2 khẩu phần ăn. Theo CSPI, sản phẩm này không thể có tác dụng như rau xanh và trái cây thật tới sức khỏe con người.

Tương tự, Amway tuyên bố rằng Immunity Twist Tubes hương kiwi và dâu tây có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ các tế bào trong cơ thể người. CSPI khẳng định đây là một quảng cáo vi phạm phát luật bởi Away ngụ ý sản phẩm này có thể ngăn ngừa và phòng bệnh, tuy nhiên nó không hề có tác dụng đó. Ngoài ra, hương vị của nó chẳng giống kiwi mà cũng không phải dâu tây.

CSPI đang chuẩn bị đơn kiện Amway nếu công ty này không điều chỉnh nội dung quảng cáo các sản phẩm này. Ngoài ra, cả hai dòng sản phẩm đều chứa đường sucralose - chất làm ngọt nhân tạo trong khi Amway lại tuyên bố sản phẩm không có thành phần nhân tạo.

Seema Rattan - một chuyên gia của CSPI nhận định: “Amway đang khiến người tiêu dùng Mỹ ảo tưởng về loại thức ăn hoàn hảo cho cơ thể người. Với 2 tuýp nhỏ thay thế cho rau xanh và trái cây thật, mọi người sẽ tin rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh tật.”

Quảng cáo của Amway giới thiệu 2GO Twist Tubes cung cấp lượng chất chống oxy hóa từ 2 khẩu phần (trên tổng số 9-13) rau xanh và trái cây thiết yếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, CSPI cho biết rau xanh và trái cây thật còn cung cấp nhiều dưỡng chất hơn ngoài chất chống oxy hóa, ví dụ như chất xơ và hơn 8000 tinh chất thảo mộc khác mà các sản phẩm của Amway không hề có.

Trong bức điện gửi tổng giám đốc Amway ông Steve Van Andel, CSPI nêu rõ nhãn mác và quảng cáo được sử dụng đã vi phạm luật Liên bang và Luật bảo vệ người tiêu dùng tại Washington, Massachusetts, Texas, New Jersey, và California.

Sau khi bức điện khẩn của CSPI gửi đi, dòng sản phẩm thực phẩm bổ sung của Amway vẫn được quảng cáo rầm rộ trên trang chủ công ty cũng như trên các catalogue chào hàng.

Được biết, đơn tố tụng của CSPI đã nhiều lần thành công khiến một số công ty thực phẩm lớn, bao gồm Quaker, Frito-Lay, Procter & Gamble, Tropicana, và Pinnacle Foods, phải chấm dứt và thay đổi một loạt các nhãn mác và quảng cáo gây nhầm lẫn về sản phẩm.

Theo Người đưa tin


Các bài viết liên quan:




“Lật tẩy” những trò bịp bợm của Amway Việt Nam !

Sự sụp đổ của công ty kinh doanh đa cấp Agel Việt Nam đã gây rúng động dư luận trong những ngày gần đây. Báo chí đã nói đến những âm mưu lừa đảo kinh hoàng của một số cá nhân giữ vị trí cao trong công ty Agel. Tuy nhiên, chuyện lừa đảo đó không chỉ có ở Agel. Một số người tại Công ty Amway Việt Nam cũng sử dụng phương pháp này…

1 – Siêu lợi nhuận
Trong thời gian gần đây, người dân Đà Nẵng và một số tỉnh thành  rỉ tai nhau về việc chỉ cần ghi tên tham gia vào Công ty Amway Việt Nam là có thể dễ dàng kiếm được cả tỷ đồng, thăng cấp ầm ầm và… nhanh chóng đổi đời.
Theo lời giới thiệu, tôi quyết định xin vào làm “nhân viên” của Amway Việt Nam. Trung tâm của công ty bán hàng đa cấp này nằm tại đường Nguyễn Văn Linh Đà Nẵng.
Sau một hồi lớ ngớ, tôi được T.- một nhân viên cũng khá mới của Amway tiếp cận. Biết tôi là lính mới và đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà theo những con nhang đệ tử ở Amway cho là thời thượng, tôi được T. giới thiệu về quy trình và các thủ thuật bán hàng ở đây.
T. cho biết, nếu muốn trở thành nhân viên bán hàng của Amway thì bắt buộc phải nộp 200.000 đồng, 4 ảnh 3x4, chứng minh thư nhân dân để làm thẻ nhân viên.
Theo T. thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhân viên của Amway, miễn là phải nộp phí 200.000 đồng. Sau khi đã nộp đủ số tiền trên và hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhân viên của Amway phải mua một bộ kíp, bộ kíp này gồm 12 sản phẩm và những sách tư liệu về sản phẩm của Amway.
Những lời chiêu dụ hấp dẫn…
Khách hàng không thể trực tiếp mua sản phẩm của Amway, mà phải mua một bộ kíp sản phẩm để trở thành nhân viên. Sau khi đã trở thành “con nhang đệ tử” lúc đó mới có thể mua sản phẩm của Amway.
Để thuyết phục tôi, T. ra sức quảng cáo về những tính năng kỳ diệu của sản phẩm Amway đồng thời vẽ ra một viễn cảnh mà tiền kiếm được vô cùng dễ dàng. Theo lời T. :“Giả sử anh A xây dựng được mạng lưới bán hàng có 5 người cấp dưới là A1, A2, A3, A4, A5 (cấp 1) và mỗi người đều có 5 người cấp dưới trực thuộc khác. Cứ như vậy cho dến cấp n sẽ tương ứng là 5ⁿ . Vậy anh A có tất cả : 5[5ⁿ-1]:4 người cấp dưới.
Mỗi người cấp dưới bán được 1.000 sản phẩm/tháng thì sẽ được thưởng 1 triệu, 10.000 sản phẩm thưởng 15 triệu… Ví dụ n=10, vậy anh A có 12.207.030 người cấp dưới. Mỗi người bán được 10 sản phẩm vậy mạng lưới của anh A bán được 122.070.300 sản phẩm. Sau khi chia thưởng cho cấp dưới theo tiêu chuẩn cộng dồn anh nào bán được 1000 sản phẩm thưởng 1 triệu… còn lại là anh ta hưởng hết.
…và PR hết lời
Ngoài ra, Amway còn thưởng % theo tổng giá trị sản phẩm bán được. Cụ thể, 1% tổng giá trị sản phẩm nếu bán được từ 100 triệu tiền hàng trở lên, 2% với 500 triệu, 5% với từ 1 tỷ trở lên… Vì vậy, việc có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng chẳng khó khăn gì- T. kết luận.
Theo tìm hiểu của PV thì nhân viên của Amway không hề có hợp đồng, không được lĩnh lương. Đã thế, mỗi tháng các “con nhang đệ tử” còn phải mua một số lượng sản phẩm nhất định. Với cách “bóc lột” này thì những người quản lý cấp trên sẽ kiếm bộn tiền từ những “đàn em” mông muội, còn những người mới gia nhập thì cứ è cổ đóng góp. Muốn thoát khỏi cảnh này, không có cách nào khác là họ lại phải lôi kéo người khác vào tham gia mạng lưới. Bởi vậy, khách hàng “nóng” của những con nhang đệ tử mới này không ai khác ngoài họ hàng, anh chị em ruột trong gia đình…
Có đúng sản phẩm của Amway “đắt xắt ra miếng”- đồng tiền đi liền với chất lượng như lời quảng cáo? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này.
2 - Ai quản lý giá, chất lượng?
Gần đây, tại một số quán cà phê ở Tây Ninh xuất hiện nhiều “nhóm” kinh doanh đa cấp. Đây là những thành viên trong cùng một “mạng” gặp mặt để trao đổi công việc “kinh doanh”. Đồng thời, đây cũng là những buổi “tư vấn khách hàng”, mời gọi nhiều phụ nữ tham gia bán hàng đa cấp: “Chỉ tranh thủ thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập đáng kể”. Đây là một “mạng” kinh doanh đa cấp mới cùng các sản phẩm được giới thiệu do Công ty TNHH Amway Việt Nam (Khu Công nghiệp Amata, Đồng Nai) sản xuất. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Amway Việt Nam đăng ký ngành nghề kinh doanh là: “Sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất”; ngành nghề sản xuất là: “Sản xuất, gia công, pha chế các sản phẩm tiêu dùng bao gồm mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh gia dụng và thực phẩm chức năng”. Chẳng lẽ, Công ty này còn “kiêm” thêm chức năng kinh doanh đa cấp?
Khi tiếp xúc với khách hàng, các nhóm kinh doanh đa cấp này đều giới thiệu họ là nhân viên của Công ty Amway. Các sản phẩm được họ kinh doanh đa cấp khá “nhạy cảm”: “Bộ sản phẩm chăm sóc da dành cho bé”, sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ và thực phẩm chức năng. Việc kinh doanh các sản phẩm của Amway khá đơn giản. Để tham gia kinh doanh đa cấp, khách hàng phải mua các sản phẩm Amway của “người thuộc Công ty”. Sau đó, khách hàng sẽ được tính “điểm” dựa trên giá trị sản phẩm. Ví dụ như bộ sản phẩm chăm sóc da dành cho bé (gồm 2 chai dầu gội- sữa tắm và sữa dưỡng ẩm) được bán cho “nhà phân phối” với giá 230.000 đồng nhưng bán cho khách hàng… 264.000 đồng. Nhà phân phối còn được tính điểm mỗi bộ sản phẩm này (16,2 điểm) để hưởng hoa hồng, 1 điểm tương đương 15.500 đồng. Từ 600 điểm trở xuống, nhà phân phối sẽ được hưởng 6% hoa hồng; 1.200 điểm được hưởng 9%; 2.400 điểm được hưởng 12%... từ 10.000 điểm trở lên được hưởng 21%... Ngoài ra còn có hoa hồng lãnh đạo 4%, 0,25% hoa hồng Emerald… Tính theo mức “chi thưởng” trên, việc kinh doanh đa cấp sản phẩm Amway quả là thu quá nhiều lợi nhuận, nhiều người ham là phải.
Tuy nhiên, tiếp xúc với phóng viên, một số người đã từng tiếp xúc với sản phẩm Amway qua hệ thống bán hàng đa cấp cho rằng giá bán các sản phẩm này quá cao so với nhiều sản phẩm khác cùng chủng loại, kể cả sản phẩm nhập khẩu từ các hãng mỹ phẩm tên tuổi. Một số người thì tỏ ra “thận trọng sử dụng” những sản phẩm này. “Có thể sản phẩm Amway được sản xuất theo các tiêu chuẩn nhất định ở Việt Nam, không phải là hàng trôi nổi. Tuy nhiên, giá trị thực ở mức nào thì khó mà biết được. Tôi thấy giá các sản phẩm này quá cao so với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường mà gia đình đã sử dụng, có chất lượng tốt. Tất nhiên, các sản phẩm được kinh doanh đa cấp thì không thể “rẻ”. Bán với giá như trên thị trường thì lấy gì mà trả hoa hồng”, một chị là công chức nói.
Ngoài “các nhà phân phối” sản phẩm Amway, một số người giới thiệu là “nhà phân phối” của các mạng kinh doanh đa cấp khác như Avon, Oriflame, Herbal Life, Sophie hiện cũng đang chọn… các quán cà phê làm nơi “tư vấn”, quảng cáo mời gọi khách hàng tham gia kinh doanh mạng. Gần đây, như Báo Tây Ninh phản ánh vào cuối năm 2010, Tây Ninh cũng đã xuất hiện một mạng lưới kinh doanh đa cấp mà một số báo chí ở các địa phương khác gọi là: “trò lừa đảo mang tên vừa đi du lịch vừa kiếm tiền” của cái gọi là Công ty DHT.
Ngoài ra, có một sản phẩm xuất hiện ở Tây Ninh từ khoảng 5 năm nay, được giới thiệu là “máy cân bằng ion”, do nhà máy Z755 thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất. Các sản phẩm này được bán dưới dạng đa cấp với giá trên 2,5 triệu đồng/máy. Theo quảng cáo của một số người giới thiệu là “nhân viên kinh doanh trong mạng của Công ty Viet- Am”, hiện ở Thị xã và nhiều huyện khác đều có các “chi nhánh, văn phòng” của Công ty Viet- Am, nhà phân phối sản phẩm này. Theo quảng cáo, máy có công năng và tác dụng: chăm sóc, phục hồi, nâng cao sức khoẻ; giúp ngủ ngon và sâu hơn; kích thích ăn uống, tăng cảm giác ngon miệng, sảng khoái tinh thần; ổn định thần kinh và “hỗ trợ” nhiều bệnh khác. Ngoài máy ion, còn có máy khử độc thực phẩm, tạo khí O3, dùng để diệt trứng sán, lọc thuốc trừ sâu, vi khuẩn, nấm mốc trên rau quả, chất độc trên thịt cá… và lọc không khí. Máy này cũng được giới thiệu do Nhà máy Z755 thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất.
Một cán bộ Sở Công thương cho biết, lĩnh vực kinh doanh đa cấp có liên quan đến nhiều sở, ngành (Công thương, Y tế, Thông tin- Truyền thông, Văn hoá, Công an, Khoa học và Công nghệ), nhất là các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ con người. Cho đến nay, ngành chức năng chưa thống kê có bao nhiêu mạng lưới kinh doanh đa cấp hoạt động ở Tây Ninh. Tuy nhiên, theo vị cán bộ này, trong thời gian qua, Sở Công thương chưa cấp giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp nào. Từ năm 2010 đến nay, Sở chỉ nhận được thông báo hoạt động bán hàng đa cấp của 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Synergy Việt Nam (không rõ địa điểm hoạt động ở đâu), Chi nhánh Công ty TNHH Tầm Nhìn Việt Nam và Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân (Thị xã). Về tình trạng hoạt động của các công ty này, vị cán bộ trên cho biết là “không nắm được”.
Được biết, từ tháng 10.2005, Bộ Y tế đã yêu cầu ngừng ngay việc thông tin quảng cáo, kinh doanh, lưu hành máy tĩnh điện ion do Công ty Z755 sản xuất sau khi xảy ra trường hợp một bệnh nhân là bà Lê Thị Liễu (quê Phúc Yên, Vĩnh Phúc) phải đi cấp cứu 2 lần do bị tụt huyết áp nghiêm trọng, hậu quả của việc dùng máy tĩnh điện ion chữa bệnh.  Đến đầu tháng 4.2009, Thanh tra Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố thông báo việc Thanh tra Bộ đã nhận được thông tin phản ánh việc Công ty Cổ phần quốc tế Việt Am (27A Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) kinh doanh sản phẩm máy cân bằng ion đã có những quảng cáo trong lĩnh vực y tế như: chăm sóc, phục hồi, nâng cao sức khoẻ, giúp ngủ ngon, kích thích ăn uống, tăng cảm giác ngon miệng, sảng khoái tinh thần, ổn định thần kinh... Tuy nhiên, việc quảng cáo này của Công ty chưa được Bộ Y tế cấp phép, do đó đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hiện hành. Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh chỉ đạo thanh tra sở phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý việc kinh doanh, quảng cáo sản phẩm máy cân bằng ion do Công ty Cổ phần quốc tế Việt Am phân phối.
Theo một tài liệu, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, phòng Điện - điện tử (Viện Vật lý) cho biết: ion điều trị chính là ion âm - thường có nhiều trong không khí tự nhiên. Ion âm có tác dụng tích cực với sức khoẻ, vì vậy đây là lý do nhà sản xuất chế tạo sản xuất ion âm. Về nguyên tắc chung, ion âm nhân tạo được hình thành bởi điện thế cao. Nhưng điện thế cao lại có hại cho con người, vì vậy người ta phải hạn chế điện áp. Do phải hạn chế điện áp nên lượng ion âm sản xuất ra sẽ không nhiều, do đó, hiệu quả cũng không rõ ràng.

Theo Người đưa tin





Các bài viết liên quan:








'Bầy đàn' bán hàng đa cấp: 'Yêu' như thời nguyên thủy





Sống quần thể nên các bạn trẻ tham gia đường dây kinh doanh đa cấp cơ cực trăm bề, đến chuyện 'yêu' cũng như thời nguyên thủy, diễn ra trước hàng chục cặp mắt nhìn.

Sau khi sinh hoạt tập thể xong, mọi người được tự do làm việc cá nhân của mình. Nhóm của tôi có 21 nam và 19 nữ (trong đó có cả tôi) thì hầu như người nào cũng là đôi, là cặp với nhau ở trong phòng. 



Anh R. vừa nói chấm dứt trò chơi tập thể, thì rất nhanh chóng, trên các manh chiếu hình thành các đôi riêng lẻ, ngồi sát nhau. Có đôi thì ra ngoài đi dạo, nhưng cũng rất nhiều đôi thì ngồi “tâm sự” ngay trong phòng. 




Căn phòng chật hẹp, vì vậy tất cả các hành động “tế nhị” nhất đều được diễn ra tự nhiên như chỉ có 2 người.



Ngay sát sau lưng tôi là một cặp đôi còn rất trẻ, chắc là trẻ nhất phòng vì 2 đứa đều mới chỉ 18 tuổi, hôn hít và sờ soạng nhau rất tự nhiên. Những tiếng xì xào to nhỏ, cười đùa rúc rích râm ran khắp phòng.


Phía góc trong cùng, trên một tấm phản gỗ là cặp đôi của anh quản lý R.. Do là người đứng đầu phòng nên cặp đôi của anh được một không gian rộng nhất là cả chiếc phản mét rưỡi. Cô gái úp lưng vào góc tường, nên chỉ nhìn thấy anh quản lý đang ôm chặt cô gái vào lòng.


Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, mặt đỏ lên vì xấu hổ, Thơm – cô bạn được phân công giám sát tôi liền kéo ra ngoài cửa hóng gió.



“Chuyện bình thường mà. Ai cũng thế. Bạn cũng thấy rồi còn gì. Ai làm việc người nấy, mình không có ai thì ra ngoài hiên”, Thơm nói nhỏ vào tai tôi.


Điều lạ là trong phòng có bao nhiêu cặp thì hầu như đều tự dưng thành các đôi yêu nhau. Cũng như một sự sắp đặt tự nhiên bình thường. Lúc ăn cơm tôi đều thấy họ vô tư, vui vẻ, nghĩ họ là những người bạn. Nhưng hóa ra không phải.


Một số bạn nữ thì mau chóng vào nhà tắm thay đồ, mặc váy ngắn, trang điểm phấn son lòe loẹt rồi cầm điện thoại gọi cho các lái xe ôm đến đón. Tôi không chắc họ đi đâu, nhưng cả đêm không thấy ai về. 


Tôi nhớ lại lời bác xe ôm nói khi chở tôi đến đây: “Nhiều cô không có tiền để sống, bố mẹ nghèo không chu cấp mãi được thì tối đến phải “đi khách” để kiếm tiền nuôi thân. Tối nào chú cũng ch vài ba cô nên biết rõ chuyện này”.

Bố mẹ bán cả trâu, về quê xấu hổ lắm!

Lúc đầu tôi và Thơm chỉ toàn nói chuyện công việc vì Thơm rất kín tiếng, hơn nữa nếu nói lung tung sẽ bị anh quản lý mắng, nên Thơm gần như chỉ đặt câu hỏi, còn tôi thì trả lời. Sau hiểu nhau hơn, Thơm bắt đầu kể chuyện về mình.


Thơm nói sinh năm 1989, quê ở Thanh Hóa. Thơm mới ra đây được gần 5 tháng nên công việc chủ yếu vẫn là học hỏi, thực hành, chứ chưa thể kiếm được tiền nuôi bản thân. 



Nhà Thơm nghèo lắm, Thơm cũng mới chỉ học hết lớp 10 rồi ở nhà phụ giúp đồng áng cho bố mẹ. Sau đó, thấy Thúy – bạn cùng lớp với Thơm lên Thái Bình bán hàng đa cấp về “đổi đời” hẳn, ăn mặc lịch sự, đi xe ga, còn có cả điện thoại xịn. Đặc biệt, Thúy nói với bố mẹ Thơm là thu nhập mỗi tháng cũng ngót 20 triệu đồng.




“Bố mẹ mình nghe vậy mừng lắm. Nhờ Thúy giúp đỡ, dẫn dắt mình thành nghề. Để có tiền ra đây, bố mình phải bán 1 con trâu và cả đàn lợn. Giờ mỗi tháng vẫn phải cố gửi ra cho mình 500.000 đồng để chi trả cuộc sống”, Thơm tâm sự.

Nhìn xa xăm vào khoảng tối trước mặt, khuôn mặt Thơm buồn rầu, khác hẳn với khi nãy, trước mặt các bạn của cô.


Rồi Thơm ngó nhìn xung quanh, thấy các cặp đôi vẫn đang say sưa “tâm sự”, cô bạn kéo tôi ngồi lại gần hơn rồi nói: “Nghề này cũng cực lắm bạn ạ. Nhiều khi muốn bỏ về nhưng giấy tờ tùy thân của mình bên Lô Hội họ cầm. Hơn nữa, bố mẹ bán trâu, lợn đi cho tiền ăn học, mà giờ về tay không thì xấu hổ với làng xóm lắm”.



Được biết, ngoài số tiền ký hợp đồng mua sản phẩm với công ty trị giá 7 triệu đồng, thì những ai tham gia đều phải nộp lại giấy tờ tùy thân cho người quản lý, tránh trường hợp bỏ trốn.



Cũng theo Thơm, mọi người ở đây đều sống xa nhà, không bạn bè, thiếu thốn tình cảm, trai gái lại ở chung, nên chỉ một thời gian ngắn là tự dưng có tình cảm với nhau. Có những đôi, tuần trước chưa biết gì nhau, tuần sau đã thành một cặp.


"Thấy các đôi “hành sự” tự nhiên quá, tôi vờ hỏi: “Nhưng thế này nhỡ có bầu thì sao?”. Thơm liếc nhìn xung quanh rồi ghé sát vào tai tôi kể: “Nhiều chứ, anh quản lý cặp với cô này là cô thứ tư trong phòng rồi. 3 cô trước đều có bầu, phải đi phá thai”.


Nghe Thơm nói, tôi chợt sởn da gà. Giữa thế kỷ 21, nhưng tại đây, ngay cạnh thành phố văn minh, ồn ào, náo nhiệt, họ vẫn ăn ở và “hành sự” theo kiểu “bầy đàn”. Lòng tôi chợt dâng lên cảm xúc cảm thương khó tả.


Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi tiếng chuông điện thoại của Thơm. Bố mẹ cô gọi. Không nghe rõ từng câu chuyện, tôi chỉ thấy Thơm liến thoắng: “Ở đây vui lắm, các anh chị hướng dẫn nhiệt tình. Chỗ ăn ở đều ở khách sạn của công ty. Con vẫn khỏe, tăng cân nữa. Hôm nào về quê con kéo thêm mấy đứa em họ nhà mình cùng lên. Bố mẹ báo cho bố mẹ tụi nó trước nhé”.


Cúp điện thoại, quay sang tôi, mắt Thơm lại buồn bã: “Trót đâm lao phải theo lao thôi. Giờ không lôi kéo được ai thì cũng không có tiền, nên đành rủ rê mấy đứa em họ. Ở đây, mọi người toàn kéo bạn bè, người thân đến thôi”.


Ngồi nghe Thơm tâm sự mà lòng tôi nặng trĩu. Thì ra, "vương quốc mỹ miều” của dân đa cấp là đây sao? Cả bốn chục con người cùng chung sống. Ở mỗi tháng hết 100.000 đồng, ăn cũng chỉ tầm 250.000 đồng/tháng. 
Điều chua xót hơn là cuộc sống kham khổ, nhưng ở nơi quê nhà, gia đình vẫn nuôi một hy vọng về một cuộc sống sung túc, giàu sang. Và nhiều vùng quê, người ta vẫn cho con ra ngoài này học.


Dân số của thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chỉ có 600 nhân khẩu, trong khi số người của Công ty TNHH TM Lô Hội cư trú tại đây lên tới 1.000 người, gần gấp đôi dân số của cả thôn. 



Và có lẽ câu nói của bác xe ôm đã thay cho lời lý giải: “Dân ở đây biết đa cấp là thế nào rồi, nên không ai cho con em tham gia. Chỉ có người miền trong, chưa biết gì nên mới đua nhau ra ngoài này thuê trọ thôi”.


Trò chuyện với Thơm đến khoảng 10 giờ 30 thì đèn điện bắt đầu tắt. Trong phòng chỉ còn ánh đèn ngủ màu đỏ mờ ảo. Thơm đứng dậy phủi bụi sau quần rồi giọng nói vui vẻ trở lại bảo tôi đã đến giờ đi ngủ rồi. 


Giường ngủ trong phòng cũng được phân cấp rất rõ rệt. Người quản lý được nằm phản gỗ, những người làm lâu năm hơn một chút thì nằm chiếu. Còn những người mới như tôi và Thơm thì nằm trên mảnh bạt.



Tuy cả phòng có hàng chục người, nhưng một số đôi vẫn nằm ôm nhau riêng trên một chiếc chiếu 2 m2. Những cặp khác không nằm chung thì tự động chia chiếu làm 2 dãy đối xứng nhau.



Không biết do lạ nhà hay do những tiếng động khe khẽ, rúc rích trong đêm tối mà tôi không tài nào chợp mắt được. 



Thấy tôi chưa ngủ, Thơm quay sang ghé sát tai tôi thì thầm: “Không ngủ thì cũng nhắm mắt vào, đừng có nhìn vào những cặp đôi đang đắp chăn ở góc tường. Họ đang “làm việc”, mình mà nhìn là bị lườm đấy”.


Cả đêm những tiếng ngáy ngủ, tiếng trở mình, tiếng đập chân vào nhau đen đép, rồi cả âm thanh hôn hít của một vài cặp đôi khiến tôi suy nghĩ mông lung, buồn tê tái.


Cũng là những người trẻ như tôi mà sao họ cơ cực đến vậy. Cuộc sống nơi đây có được coi là cuộc sống của con người? Nếu nhìn thấy cảnh này, bố mẹ họ sẽ đau đớn đến thế nào. Họ vẫn nghĩ con mình đang học nghề hoặc có công ăn việc làm tử tế.



Bất giác nghĩ đến những kẻ đã đưa họ vào chốn cùng cực này, lòng tôi dâng trào cảm giác căm phẫn và ghê tởm...

Các bài viết liên quan:

Làm giàu với Amway…tinđược chăng?
Sự thật về Lê Công Tư….
Bùa phép của các công ty bán hàng “đa cấp”