Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Google Glass





Google Glass là điều kỳ diệu nhưng nó chỉ nằm ở sự bắt đầu. Còn rất xa và chúng ta sẽ phải trải qua sự phát triển và hoàn thiện của nó nữa

Giữa các khu phố lớn tấp nập, bạn dễ dàng bắt gặp những người lừ đừ, dáng vẻ lom khom và khuôn mặt không chú ý điều gì khác ngoại trừ việc say mê vào những thứ đang hiện khi trong chiếc smartphone hay máy tính bảng đang nằm gọn trong long bàn tay họ.

Smartphone là một vật kỳ diệu tuy nhiên với những người nghiện nhắn tin và vô số ứng dụng trên đó. Điều này trở nên khó chịu hơn khi các thiết bị di động phát triển ngày càng lớn. Người ta cứ liên tục, thậm chí hồi hộp chờ đợi và ra/vào Facebook cứ sau 30 giây...

Liệu có giải pháp nào thay đổi được tình hình? Google đã nghĩ đến khi đầu tư vào Google Glass (để ngắn gọn, trong bài chúng ta sẽ gọi là Glass) – một chiếc kính trông bình thường và tự nhiên như bao chiếc kính thông thường. Tuy nhiên, điều kỳ diệu nằm ở bên trong. Glass được tích hợp tai nghe, màn hình điện tử, camera và kết nối di động. Glass hứa hẹn một cuộc cách mạng trong lĩnh vực di động. Mắc dù vậy, liệu Glass sẽ được hưởng ứng nồng nhiệt hay nó sẽ khơi mào cho những vấn đề liên quan tới sự riêng tư của người dùng? Hãy cùng tôi cảm nhận và bạn sẽ có câu trả lời của riêng mình.



Đeo kính

Google Glass - thời trang, phong cách và không đụng hàng
Phần cứng

Thiết kế của Glass hiện diện ở 2 mặt: xinh đẹp tinh tế và thô cứng vụng về. Xét về khía cạnh tinh tế, phần lớn bộ khung được cấu tạo bởi một thanh kim loại titan uốn cong nhấn nhá với các chi tiết bằng nhựa. Thiết kế to ở hai bên và nhỏ ở phần giữa. Từ đây, chúng ta thấy 2 thanh chống mũi (cũng được làm bằng titan) cong nhẹ nhàng và được đệm bằng 2 miếng silicon nhỏ. 2 miếng silicon chống mũi này có thể thay thế được. Bản chất của Glass là một chiếc kính, vì vậy nó sẽ tuột dần dần xuống mũi khi bạn đổ mồ hôi, trừ khi mũi của bạn là thứ gì đó hoàn toàn khô ráo!




Nhìn cận cảnh Glass

Ngay lập tức, tổng thể thiết kế xinh đẹp, cân xứng và hài hòa đã bị phá vỡ không thương tiếc bởi một miếng nhựa dài trông thô thiển nằm phía bên phải. Phải thừa nhận rằng đây là một bước tiến lớn trong ý tưởng thiết kế kính mát tích hợp smartphone trước đó của Googe. Tuy nhiên, nó trông thô cứng nhìn từ góc độ thẩm mỹ.

Tất cả vi mạch nằm trong 2 phần nhựa: 1 phần ở phía sau tai (chứa pin và loa truyền âm thanh qua xương); 1 phần nằm phía trước (tích hợp vi xử lý, camera và màn hình hiển thị). Phần trước hỗ trợ cảm ứng, chúng ta có thể coi nó như một bàn điều khiển mỏng dính. Sự phân bố thực hiện tốt nhiệm vụ của nó: dấu đi cụ pin lớn đằng sau và cân bằng tổng thể chiếc kính trông kỳ cục.

Khui hàng

Hộp đựng thiết bị

Thưc tế khi đeo, Glass có xung hướng tuột về bên phải một chút mặc dù nó phải nằm đúng vị trí, cao hơn mắt phải đủ để bạn quan sát và điều hướng. Sự chênh lệch này có thể điều chỉnh dễ dàng nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. 

Giống như bao chiếc kính thông thường, Glass có thể điều chỉnh để vừa các kích cỡ đầu. Với những ai không đeo kính trước đó, 2 miếng chống mũi ban đầu chỉ gây khó chịu tí xíu. Bên cạnh đó, có lẽ nhà phát triển cần một chút điều chỉnh cho thấu kính vì với những ai mắc tật khúc xạ, nhìn rõ được màn hình quả là điều khó khăn.


Glass nhìn từ bên trong
Bạn có thể điều chỉnh “wake angle” (độ nghiêng đầu của bạn để bật thiết bị lên) và bật/tắt nhận diện đầu người dùng (chức năng này sẽ tự động bật/tắt tai nghe). Đơn giản vậy thôi. Bạn không thể điều chỉnh những chức năng sau: âm lượng, độ sáng màn hình, Wi-Fi/Bluetooth (mặc định luôn là ON). Bạn không thể sắp xếp lại vị trí thẻ ứng dụng trên giao diện hoặc đặt ưu tiên cho chúng. Bạn không thể điều chỉnh thời gian tự động tắt màn hình. Và, bạn không thể thiết lập chế độ “im lặng” hay “không làm phiền”. Tôi nghĩ 2 chế độ này không cần thiết bởi chỉ cần tháo kính ra khi bạn không muốn dùng nó nữa.


Không may, tháo tai nghe ra sẽ rất bất tiện. Hơn nữa, Glass trông đẹp đấy, nhưng gấp nó lại như một chiếc kính bình thường để móc lên cổ áo không phải là dễ bởi một lý do: màn hình mỏng và dễ vỡ. Google đã đề phòng trước điều này và đã bao gồm 1 túi bảo vệ trong hộp sản phẩm.



Bên trong sản phẩm có: một vi xử lý TI OMAP 4430, 1GB RAM, bộ nhớ trong 16GB (12GB khả dụng). Mọi thứ trong bộ nhớ sẽ được chuyển qua tài khoản Google+ của bạn hoặc qua kết nối micro-USB. Glass được sạc qua kết nối micro-USB. Không biết Glass dùng pin gì nhưng thời lượng của nó thật tệ! Glass chỉ chịu được 5 giờ với tần suất hoạt động trung bình mà tôi thử nghiệm: đọc mail, chụp hình và quay video ngắn. Thậm chí nó không đưa ra lời cảnh báo nào khi tự động tắt cả.

Kết nối

Khi Glass được ấp ủ phát triển, mọi người đều nghĩ chiếc kính này ắt sẽ phụ thuộc vào một thiết bị khác (một di động Android chẳng hạn) và phương thức kết nối của nó sẽ là Bluetooth hay NFC. Nhưng họ đã lầm, Glass là một thiết bị hoàn toàn độc lập, bắt được song Wi-Fi 802.11b/g và hỗ trợ kết nối Bluetooth mà không cần phải qua thiết bị trung gian nào cả.

Hiển thị

Glass nhìn cận cảnh: camera trước, phần trong suốt có 1 miếng bạc nhỏ phản chiếu hình ảnh vào mắt

Đây là phần khá thú vị. Khi đeo kính, bạn có thể nhìn xuyên qua lớp hiển thị trong suốt mà ít nhiều ai trong chúng ta đã từng nhìn thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Theo nhà sản xuất, góc hiển thị cho Glass là 45 độ.


Bảng hiển thị nằm bên phải, tích hợp vào trong tai nghe. Khi bật, nó chiếu thẳng vào một miếng bạc nhỏ và phản chiếu vào mắt của bạn. Kết quả là, bạn nhìn thấy những hình ảnh nổi lên trong không gian trước mắt, tương đương với hình ảnh hiển thị từ một tivi HD 25in cách xa tám feet.



Google không công bố độ phân giải cụ thể. Nhưng tôi biết rằng các nhà phát triển đã lập trình trên khung hình 640 x 360 pixel. Về màu sắc, tôi nghĩ nó không nhất quán, một chút cũ kỹ và không chính xác như trên các tấm nền LCD hay OLED. Tuy vậy, độ tương phản tốt nhưng sử dụng Glass dưới trời nắng là một thách thức. Bạn có thể gắn thêm 2 lớp kính mát Google hỗ trợ cho Glass để dùng dưới trời nắng nhưng chúng sẽ giảm độ sáng cũng như độ tương phản của màn hình.

Tinh chỉnh

Thiết lập cấu hình cho Glass khá dễ. Chỉ cần cài đạt ứng dụng MyGlass (hỗ trợ Android 4.0.3 trở lên) vào di động của bạn. Nhấp vào vài yêu cầu để kết nối tai nghe. Bluetooth sẽ được bật và mã QR xuât hiện. Đeo Glass vào nhìn hướng vào mã QR để đăng nhập vào tài khoản của bạn. Từ đây bạn có thể tùy chỉnh cho Google+, Maps, Gmail, Now, Path…


Video hướng dẫn: bắt đầu với Glass


Có 2 cách kích hoạt màn hình: ngẩn đầu lên hoặc nhấp vào phần cảm ứng trên tai nghe. Màn hình mặc định xuất hiện 2 chứ “Ok glass”.

Với tai nghe bên phải, bạn có thể quét ra sau/trước. Quét ra trước hiển thị hình ảnh, video, email, tin nhắn, thông báo. Quét ra sau, từ màn hình khởi động, bạn sẽ tới các thẻ Google Now và cuối cùng là 1 màn hình hiển thị trạng thái kết nối cũng và thời lượng pin. Gõ nhẹ vào phần giữa sẽ đưa bạn nhảy qua 1 màn hình nhưng quét dọc tai nghe mang lại cho bạn một trải nghiệm mượt mà và hứng thú hơn.

Gõ vào bất cứ gì đang hiển thị làm xuật hiện 1 menu. Ví dụ, gõ vào một hình ảnh hay video cho bạn các tùy chọn chia sẻ hay xóa. Gõ vào email cho bạn tùy chọn đọc hay trả lời.


Điều khiển bằng giọng nói

Hãy nói “Okay Glass” và bạn đã bật chế độ điều khiển giọng nói của Glass. Chức năng này hoặc động giống Google Now. Mệnh lệnh càng phức tạp, kết quả tìm kiếm cũng như khả năng thực thi càng ít và ngược lại. Qua thử nghiệm, nhìn chung, Glass nghe được tất cả những gì bạn nói miễn là bạn phả nói to và rõ.

Chụp hình và quay phim

Nút chụp hình/quay phim

Có 2 cách chụp hình: nhấn nút chụp (phía trên tai nghe) hoặc ra lệnh cho Glass (bằng giọng nói).
Để quay phim, nhấn và giữ nút một hồi. Mặc định, Glass sẽ khi 1 video có chiều dài 10 giây. Nếu bạn muốn lâu hơn, gõ nhẹ vào bên tai nghe 2 lần và nó sẽ ghi hình cho tới khi hết bộ nhớ.

Trong quá trình chia sẻ hình ảnh/video, đáng tiếc là bạn không thể thêm mô tả hay chú thích gì khác ngoại trừ một dòng harshtag “throughglass” mà máy tự động thêm vào. Tôi có một gợi ý nhỏ: khi quay video, hãy nói mô tả vào trong đó luôn. Với hình ảnh, nếu muốn thêm mô tả, bạn hãy để dành và chia sẻ nó thông qua laptop chẳng hạn.

Nhắn tin

Email và tin nhắn vừa tới kèm theo một tiếng chuông. Để đọc email, hãy ngẩng đầu lên. Nếu bạn muốn xem đầy đủ nội dung. Gõ 1 lần để hiển thị menu, chọn “Read more” và gõ thêm lần nữa. Đọc tin nhắn/email khá thú vị, chỉ việc ngẩng đầu lên/xuống để kéo chữ chạy theo ý của bạn mà thôi.

Bạn không thể soạn thư và trả lời tin nhắn chỉ có thể thực hiện bằng giọng nói… Bạn phải nói to, rõ và đúng nếu không muốn soạn thư trả lời lại từ đầu. Với tôi, tôi đã cố gắng trả lời thư ngắn nhất có thể.



Ứng dụng


Ứng dụng nổi bật nhất hiện giờ là đọc báo NewYork Times. Tờ báo này cập nhật tin hàng giờ, nó hiển thị 2 dòng (1 cho tiêu đề và 1 cho lời giới thiệu).
Tôi rất háo hức chờ đợi những ứng dụng khác, như Twitter hay Facebook, bởi Glass là 1 thiết bị đầy tiềm năng.

Camera

Camera của Glass có độ phân giải 5MP, hỗ trợ quay phim 720p. Chất lượnghình ảnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện chiếu sáng. Hình ảnh trông đẹp khi chụp dưới trời nắng nhưng là một mớ hỗn độn ở những nơi tăm tối. Theo tôi, camera này nằm ở mức dưới trung bình.


Nhấn nút chụp và bạn phải đợi 1 chút rồi camera mới chụp hình. Điều này khá bất lợi bởi sẽ có một vài khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng trong khung hình của bạn. Tôi thấy khó chịu với nút camera nằm ở trên cùng bởi nếu bạn vô tình để chiếc kính nằm ngược, nút chụp bị cấn và nó sẽ tự chụp hình.



Có một điều bất lợi, khi chụp hình/quay hình, bạn phải đứng làm sao cho camera hình được vào khung đẹp bằng không nó sẽ bị nghiêng, không nét. Tôi thấy điều này thật khó chịu và toat mồ hôi hột mỗi khi phải canh chỉnh hình ảnh như vầy. Thâm chí còn khó hơn nhiều khi chụp hình với camera compact.

Vấn đề riêng tư

Mỗi khi quay video, có một đèn LED nhỏ màu đỏ bật sáng. Thật khó chịu, bởi ai cũng biết bạn đang quay phim cả. Liệu đây có phải là chủ ý của Google?


Một vài người muốn chụp hình/quay phim với Glass mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho người khác biết điều đó cả. Trong khi đó, một vài người lo lắng điều này vi phạm đến sự riêng tư. Thử tưởng tượng, trong một cuộc đối thoại và đang đeo Glass, ai đó hỏi: “Bạn đang quay phim tôi à?”



Glass là một thiết bị cá nhân và nó cần có những quy tắc tôn trọng riêng tư. Nếu như có những dấu hiệu như chiếc đèn LED trên, nó vi phạm riêng tư của chính người sở hữu. Nếu không có dấu hiệu, nó lại vi phạm quyền riêng tư của người khác – những người mà Glass đang hướng tầm mắt vào theo dõi mà họ không hề hay biết.

Kết luận

Glass là một thiết bị đột phá của cách mạng di động. Nhưng vẫn còn quá sớm để Glass trở nên hoàn hảo bởi nhiều mặt: nó chưa vững chắc (về mặt vật lý), kho ứng dụng ít ỏi, các vấn đề riêng tư, giá thành cao ($1,500)… Glass hiện chỉ được phân phối nếu bạn đã đăng ký mua nó lại Google I/O năm ngoái.


Theo người đưa tin
































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét