Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Nhà máy thủy điện Taum Sauk: cục pin lớn nhất thế giới



 

Thông thường, khi nghĩ đến các nhà máy thủy điện chúng ta thường nghĩ tới việc xây đập trên sông. Tuy nhiên khái niệm này đã được thay đổi vào năm 1960 bởi một dự án có tên là Taum Sauk. Thực chất, Taum Sauk là một nhà máy thủy điện được xây dựng trên đỉnh núi St. Francois, thuộc vùng Missouri Ozarks, và cách con sông gần nhất là Mississippi hơn 80km. Được thiết kế giống như một cục pin có thể sạc lại, Taum Sauk là cứu cánh để hỗ trợ những thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ điện trở nên quá tải. Trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ điện trở nên quá cao, nước ở trong khu vực hồ chứa sẽ được xả xuống hồ chứa thấp hơn và làm quay tua-bin phát điện. Ngược lại, vào ban đêm, khi nhu cầu sử dụng điện là rất thấp, lượng điện năng dư thừa có sẵn trên lưới điện sẽ được tận dụng để bơm nước trở lại hồ chứa. Taum Sauk được xây dựng vào năm 1960 và bắt đầu hoạt động vào năm 1963. Nó có 2 tua-bin nước, trong đó mỗi chiếc có công suất là 175 MW. Năm 1999, sau một đợt nâng cấp thì công suất tua-bin đã được tăng lên thành 225 MW. Năm 2005, Taum Sauk bị đóng cửa do sự cố vỡ thành bao với lượng nước thoát ra được đo tới 4 triệu mét khối trong vòng 12 phút. Đến tận 4 năm sau sự cố này mới được khắc phục và nhà máy bắt đầu hoạt động trở lại.  

Một số hình ảnh về nhà máy thủy điện này:


Taum Sauk với thiết kế hình quả thận đặc trưng
Chiều cao bờ bao là 156 mét
Mực nước trong hồ luôn được giữ ổn định
Hoạt động giống như cục pin có thể sạc lại
Bờ bao được gia cố lại vững chãi sau sự cố năm 2005
Được giám sát 24/24 bởi hệ thống camera và lực lượng bảo vệ
Bờ bao được thiết kế theo hình bậc thang
Sự cố vỡ bờ bao năm 2005


Các bài viết khác:







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét