Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bạn biết gì về phim Tây Du Ký ?


Tây Du Kí (Tiếng Hoa:西遊記) - (bính âm: Xi you ji) - (tiếng Anh: Xi You Ji Journey to the West) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành. Năm 1986 CCTV chính thức công chiếu 11 tập đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Kí 1986.

Nội dung phim

"Tây Du Kí" bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà - một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.

Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa.


Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ "Tây Du Kí". Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán.



P/s: Có một số bản thảo khác cho rằng: Tác giả truyện "Tây Du Ký" là Lưu Trường Xuân


"Tây Du Kí" kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.



Thời gian làm phim


Bộ phim ra đời trong hoàn cảnh khó khăn do được sản xuất vào thập kỉ 80 thời mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ lạc hậu. Vốn đầu tư 6 triệu nhân dân tệ tuy là một khoản tiền kếch sù nhưng cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi. Phim được làm trong 6 năm trời ròng rã từ năm 1982 đến năm 1988 hoàn thành. Tây Du Kí vừa quay vừa phát sóng theo kiểu cuốn chiếu, tập phim đầu tiên “Trừ yêu Ô Kê quốc” ra mắt khán giả vào dịp lễ Quốc khánh Trung Quốc vào năm 1982, đến ngày 1/2/1988, CCTV mới phát sóng trọn bộ phim Tây Du Kí 25 tập. Đặc biệt, trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần phát sóng lại, mỗi lần cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản phim Tây Du Kí 1982 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong kí ức của nhiều thế hệ khán giả. Hầu hết các đài truyền hình của Việt Nam đều ít nhất trình chiếu một lần. Cá biệt có đài phát sóng đến gần 10 lần và trình chiếu đi và chiếu lại suốt nhiều năm liền.


Số tập



Ban đầu đoàn làm phim dự định làm 30 tập nhưng do kinh phí chỉ đủ cho 25 tập phim, nên đoàn làm phim đành bỏ dở 5 tập phim còn lại. Sau này đến năm 2000 đoàn làm phim quyết định dựng lại 5 tập phim còn thiếu, nhưng do 5 tập ngắn quá mà những tập hay đều làm hết ở phần 1 nên ban biên tập đã cải biên 5 tập phim đó thành 16 tập với lối dẫn chuyện ban đầu khác. Ở phần 2 nhiều diễn viên đóng phim ở phần 1 vẫn đóng tiếp tuy tuổi tác có phần già đi nhiều.
Với 25 tập phim của phần I - dường như nó quá ngắn để diễn tả hết nội dung của Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, thế nhưng chính nội dung phim không quá rườm rà, cô đọng khiến phim luôn diễn tiến kiên tục.



Ngoài 25 tập phim chúng ta xem ngày nay, trong thời gian 1982 -1988 còn một phiên bản "Trừ yêu Ô Kê quốc" quay năm 1982 (sau được quay lại năm 1986) và một phiên bản "Ăn trộm quả nhân sâm" (khởi quay lại năm 1984) nhưng sau không sử dụng.



Về hóa trang, phục trang, tạo hình



Có thể nói, phục trang, hóa trang, tạo hình của bộ phim hết sức thành công và khó có phiên bản nào qua được. Chính những chi tiết sắc sảo của từng vai diễn. Với mỗi tập là những con yêu quái hoàn toàn khác nhau và không yêu quái nào sử dụng lại. Chính nhờ những phần hóa trang yêu quái như thế nên phần nào giúp bộ phim xóa đi khuyết điểm thiếu diễn viên. Có khi một diễn viên đóng đến 4, 5 vai, và cá biệt, có tập phim đến phó đạo diễn, thư kí trường quay đều thủ vai yêu tinh nốt. Cá biệt, nhờ vào đeo mặt nạ hóa trang, nên có diễn viên 25 tập đóng đến 10 vai khác nhau.



Phục trang, tạo hình cũng góp phần tạo nên sự thành công của bộ phim, nhất là trong các phân đoạn, cảnh quay đông đúc: bầy khỉ ở Hoa Quả Sơn, cảnh chư vị thần tiên tụ hội trên thiên đình và vũ điệu của Hằng Nga, đoạn nhà sư Trần Huyền Trang lần đầu diện kiến vua Đường,.v..v... Dù rằng quay trong phim trường sử dụng phông màn xanh cùng với kĩ xảo bị hạn chế, thế nhưng cảnh thiên đình với hoa sen thật khiến cho cảnh thiên đình trong Tây Du Kí 1986 luôn là cảnh thiên đình mẫu cho các bộ phim về sau.



Đặc biệt cách dựng cảnh Bồ Tát và các vị La Hán ở Thiên Trúc khi Đường Tăng đến bái kiến Như Lai Phật Tổ hết sức tuyệt vời. Tất cả như một bức tranh nổi, đẹp và rất sống động. Mười tám vị La Hán là 18 khuôn mặt và tư thế khác nhau oai nghiêm và sống động khiến cho từng cảnh quay ở các phân đoạn này luôn như thật.



Khó khăn



Vào thời điểm đầu thập niên 80, phim truyền hình Trung Quốc chưa phát triển mạnh, vốn làm bộ phim 6 triệu Nhân dân tệ đã được xem là số tiền kết sù, nhưng vẫn không đủ trang trải, nhất là việc phải di chuyển đến nhiều nơi rất tốn kém. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính, nhân lực, phương tiện kĩ thuật... vẫn không hề ảnh hưởng đến quyết tâm làm phim Tây Du Kí của nữ đạo diễn Dương Khiết và êkíp làm phim. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi các tờ báo viết về phim Tây Du Kí đều không quên nhắc đến quá trình làm phim gian nan, và còn xem đây là bộ phim thể hiện quyết tâm, ý chí và tinh thần đoàn kết của người Trung Quốc.



Do nguồn kinh phí eo hẹp, diễn viên chỉ được trả thù lao tượng trưng, hơn nữa, diễn viên và nhân viên hậu trường không có sự phân biệt, lúc đoàn di chuyển ngoại cảnh, diễn viên cũng phải phụ khuân vác, còn lúc thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng phải “thò mặt” ra trước ống kính, như: thư kí trường quay Vu Hồng (hiện là vợ của Lục Tiểu Linh Đồng) đã đóng vai Hoàng hậu nước Thiên Trúc; huấn luyện viên võ thuật Lâm Chí Khiêm vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật vừa đóng vai Nhị Lang Thần, Hạ Bá Hoa vừa đảm nhận chỉ đạo võ thuật vừa đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”.



Ngoại cảnh phim



Phim Tây Du Kí quay ngoại cảnh xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam: Bắc Kinh, Hồ Nam, Sơn Đông, Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Dương Châu, Thổ Lỗ Phồn - Hỏa Diệm Sơn- Tân Cương, Nội Mông, Quảng Châu, Hàng Châu, Giang Tô, Phúc Kiến, Hà Bắc, Vân Nam... và còn sang tận Thái Lan ghi hình. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim.



Theo nhận xét của giới báo chí, phần ngoại cảnh tuyệt đẹp trong phim Tây Du Kí đã góp phần không nhỏ làm nên thành công cho bộ phim. Có thể nói, những chốn bồng lai tiên cảnh, non nước hữu tình đã che lắp đi phần kĩ xảo lạc hậu. Vậy ngoại cảnh trong phim đã được quay tại: Tập 1 – Bắc Đới Hà; tập 2 – Giới Đài tự – Bắc Kinh; tập 4,11 và 12 – Hồ Nam; tập 7 – Sơn Đông; tập 8 – Tam Hiệp; tập 9 – Tứ Xuyên; tập 10 – Trương Gia giới; tập 13 – Dương Châu; tập 17 – Thổ Lỗ Phồn Hỏa Diệm Sơn; tập 21 – Cửu Trại Câu; tập 23 – Quảng Châu; tập 24 – Thái Lan; tập 25 – Thái Lan và Hồ Nam.



Kĩ xảo



Lưu Lễ – người phụ trách dàn dựng kĩ xảo phim Tây Du Kí cho biết, trong phim đã sử dụng hơn 1.000 cảnh quay kĩ xảo, nhưng anh nói, với kĩ thuật làm phim lúc bấy giờ thì chưa thể gọi đó là kĩ xảo, bởi nó đều được làm bằng sức người, phương pháp thủ công, dựng phim ghép hình... Như để có được những hình ảnh bồng lai thiên cảnh trên thiên đình, đoàn làm phim phải sử dụng hiệu ứng sân khấu, cảnh Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân đi mây về gió được dựng với thủ pháp ghép hình, trường đoạn Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đoàn làm phim phải dựng những cảnh cháy thật, khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị lửa làm cháy bỏng... Chưa kể, những con vật, linh thú hay yêu quái hiện nguyên hình, đoàn làm phim phải sử dụng những con thú nhồi bông hay làm thật con thú đó. Tập 17 trường đoạn con linh vật của Ngưu Ma Vương đoàn làm phim sử dụng kì lân của đội lân hay con trâu Ngưu Ma Vương biến hình được làm thật và chỉ quay đúng một tập phim. Ngoài ra còn rất nhiều con vật khác, lúc bấy giờ kĩ xảo khó khăn, đoàn làm phim bắt buộc phải làm thật.



Phần lớn do kĩ xảo hạn chế, phần cảnh trên thiên đình hầu hết được quay tại phim trường



Mặc dù bị hạn chế phần kỹ xảo, nhưng cách tạo hình nhân vật trong Tây Du Kí rất bắt mắt, vai Tôn Ngộ Không ở mỗi giai đoạn trưởng thành đều có tạo hình khác nhau, đặc biệt những nhân vật yêu tinh đều thể hiện được hình thù đặc trưng, giúp khán giả dễ dàng phân biệt. Bằng phương pháp thủ công mà năm xưa các nhà làm phim đã hoàn thành bộ phim kinh điển Tây Du Kí, điều đó đã được giới làm phim Trung Quốc xem là niềm tự hào, và còn là bệ phóng đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc.


Tai nạn

Vì đa phần các cảnh quay đều thực hiện thô sơ nên các cảnh quay bay lượn, đoàn thực hiện các cảnh quay cáp. Do không có diễn viên đóng thế, vì các cử chỉ và điệu bộ của Tôn Ngộ Không rất khó bắt chước nên đa phần các cảnh quay bay lượn trên không bằng cáp, Lục Tiểu Linh Đồng đều tự mình thực hiện các cảnh quay nên anh là người bị tai nạn nhiều nhất. Trường đoạn Hồng Hài Nhi dùng Tam Muội Chân Hỏa để đốt, do lửa cháy yếu, đạo diễn đã cho lửa cháy lớn khiến Tôn Ngộ Không bị bỏng rất nặng phải nằm 3 tháng theo yêu cầu bác sĩ. Trường đoạn tập 17, 18, quay các ngoại cảnh tại Thổ Lổ Phồn, Lục Tiểu Linh Đồng nhiều lần bị đứt dây cáp.


Thù lao



Vào thời điểm bấy giờ, mức kinh phí 6 triệu là khoản đầu tư rất lớn, nhưng vẫn không đủ trang trải cho 25 tập phim. Vì thế, thù lao trả cho các diễn viên rất thấp, trong đó, Lục Tiểu Linh Đồng là người được trả thù lao cao nhất cũng chỉ 70 nhân dân tệ/tập phim, con số này kém xa so với cátsê của các diễn viên trẻ ăn khách thời nay.



Thay đổi diễn viên



Trong phim Tây Du Kí, nhân vật Đường Tăng do ba diễn viên thể hiện, đó là: Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thoại. Uông Việt là diễn viên đầu tiên được đạo diễn Dương Khiết mời đóng vai Đường Tăng, khi đó anh đang là học viên của Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Do thời gian quay bộ phim Tây Du Kí kéo dài quá lâu, trong khi Uông Việt lại muốn thử sức với những vai mới, nên anh đã xin “rút tên” khi phim vừa quay được vài tập.



Đường Tăng “nhiệm kỳ thứ hai” là Từ Thiếu Hoa. Anh gắn bó với đoàn làm phim được 2 năm 5 tháng (giai đoạn 1983-1986) thì cũng nói lời tạm biệt, để chuẩn bị thi Đại học. Từ Thiếu Hoa hài hước nói, trong thời gian đóng phim Tây Du Kí, nỗi khổ lớn nhất của anh là quá... khỏe, bởi so với các “đệ tử”, vai Đường Tăng khá an nhàn, không cần vận động nhiều, lại ăn được ngủ được nên Từ Thiếu Hoa tăng cân vùn vụt, kết quả là anh bị đạo diễn buộc phải giảm cân. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với Từ Thiếu Hoa là khi Uông Việt bàn giao vai Đường Tăng cho anh, Uông Việt đã “lo lót” mời anh dùng bữa cơm tốn hết 40 nhân dân tệ. Trì Trọng Thoại là diễn viên cuối cùng thể hiện vai Đường Tăng (giai đoạn 1986 -1987), đến đoạn thầy trò Đường Tăng thỉnh được chân kinh từ Tây Thiên trở về.



Trong ba diễn viên thể hiện Đường Tăng, cả ba diễn viên đều thể hiện rất đạt tính cách của Đường tăng. Dù thay đổi diễn viên, nhưng vai diễn Đường Tăng của ba diễn viên rất được khán giả ưu thích. Từ Thiếu Hoa thể hiện một Tam Tạng điển trai khiến Tây Lương Nữ Quốc của Châu Lâm phải động lòng cả trong phim lẫn ngoài đời.[3], Uông Việt thể hiện một Đường Tăng khiêm khắc và mềm lòng. Trì Trọng Thoại tình cảm và yêu thương học trò khiến cả ba đều ăn khớp với nhau trong việc thể hiện một Tam Tạng với tính cách đa dạng qua mỗi tập phim.



Lồng tiếng



Các nhân vật trong phim mỗi người đều có một giọng nói đặc trưng do diễn viên lồng tiếng hỗ trợ, như vai Đường Tăng là do diễn viên lồng tiếng Trương Vân Minh phụ trách, vai Tôn Ngộ Không được diễn viên của đoàn Kinh kịch An Huy lồng tiếng, còn giọng của lão Trư là tiếng nói của một diễn viên lão thành trong hãng phim điện ảnh Bát Nhất, chỉ duy nhất nhân vật Sa Tăng là do Diêm Hoài Lễ tự lồng tiếng.



Vai diễn bất hủ



Ngoài 4 nhân vật chính, bộ phim Tây Du Kí đã có khá nhiều vai diễn bất hủ, mà cho đến bây giờ chưa có bộ phim nào vượt qua các nhân vật - cái bóng quá lớn của phim Tây Du Kí. Tuyến nhân vật phụ để lại nhiều vai diễn bất hủ, có thể kể đến:



* Tả Đại Phân vai Quan Thế Âm



Tả Đại Phân là diễn viên đóng vai Quan Âm thành công nhất trong tất cả các phiên bản về sau của phim truyền hình và điện ảnh. Quan Thế Âm của Tả Đại Phân trong Tây Du Ký không phải là vai diễn duy nhất của nữ diễn viên này. Năm 1976, Tả Đại Phân đóng vai Quan Âm trong một vở Tương kịch mang tên Truy ngư kí. Cũng chính nhờ vai diễn này mà đạo diễn Dương Khiết đã phát hiện ra cô. Quan Thế Âm của Tả Đại Phân thanh thoát và thoát tục.



* Triệu Hân Bồi vai Hồng Hài Nhi



Triệu Hân Bồi khi tham gia vai diễn Hồng Hài Nhi anh chỉ mới 7 tuổi đã thể hiện một Hồng Hài Nhi nhỏ tuổi nhưng mưu ma khá thành công. Vai diễn của Triệu Hân Bồi không lẫn bất kỳ vai diễn Hồng Hài Nhi nào về sau, khó có diễn viên lột tả được tính cách của Hồng Hài Nhi, ngây thơ nhưng vô cùng gian tà, thông minh nhưng vô cùng ác.



* Châu Lâm (Zhu Lin, 朱琳) vai Tây Lương Nữ Quốc


Trong phim Tây Du Kí có đến 40 mĩ nhân tham gia, nhưng Châu Lâm được xem là Đại Mĩ Nhân. Châu Lâm diễn xuất rất thần vai diễn vua Nữ Quốc. Có lẽ, do phim giả, tình thật mà Châu Lâm diễn xuất quá thành công vai diễn này, nó trở thành vai diễn để đời cho Châu Lâm.



Diễn viên đóng thế



Do nguồn kinh phí eo hẹp, cộng thêm ngành truyền hình Trung Quốc đầu thập niên 80 vẫn chưa phát triển, đạo diễn Dương Khiết không có chủ trương mời diễn viên đóng thế, nên trong 25 tập phim Tây Du Kí, tất cả các cảnh quay võ thuật đều do diễn viên tự đóng.



Diễn viên nhí



Phim có khá nhiều diễn viên nhí tham gia diễn xuất. Nhưng xuất sắc nhất và để lại ấn tượng trong lòng khán giả nhất chính là diễn viên nhí: Triệu Hân Bồi trong vai Hồng Hài Nhi tập 14: Đại chiến Hồng Hài Nhi. Khi tham gia phim này, Triệu Hân Bồi chỉ mới 7 tuổi.



Có thể nói, Triệu Hân Bồi là diễn viên nhí duy nhất của điện ảnh Trung Quốc thể hiện thành công vai Hồng Hài Nhi. Với gương mặt vừa ác vừa trẻ con của Hồng Hài Nhi khiến khán giả vừa thương vừa ghét. Có thể nói, mỗi tập phim của Tây Du Kí, các diễn viên đều thể hiện thành công nhân vật của mình.



Chỉ đạo võ thuật



Phim Tây Du Kí có đến 3 nhà chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm (người đóng vai Nhị Lang Thần) – từng là huấn luyện viên võ thuật; Hạng Hán – huấn luyện viên võ thuật và Hạ Bách Hoa (người đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”).



Trong phim có hai nữ diễn viên không có chỉ đạo võ thuật và là tự diễn xuất: Vương Phượng Hà vai Thiết Phiến công chúa trong màn múa kiếm (tập 17) do chính chị thể hiện. Nữ diễn viên thứ hai là Chu Đào (周涛) vai nữ múa kiếm do Bạch Long Mã biến thành (tập 11) do chính chị thể hiện.


Thời điểm phát sóng



Thời điểm phát sóng: Do thời gian làm phim kéo dài, nên Tây Du Kí đã được quay và phát sóng theo kiểu cuốn chiếu. Tháng 8/1982, bấm máy câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”, lễ Quốc Khánh cùng năm CCTV phát sóng câu chuyện đó. Năm 1983, quay các tập “Họa từ Quan Âm viện”, “Ăn trộm quả nhân sâm”, “Tam đả Bạch Cốt tinh”. Ngày 3/2/1984, CCTV phát sóng 2 tập phim: “Thu phục Trư Bát Giới” và “Tam đả Bạch cốt tinh”. Tết Nguyên Đán năm 1986, CCTV chiếu 11 tập của bộ phim. Trong năm 1986, quay tiếp các tập: “Đoạt Bảo Liên Hoa động”, “Đại chiến Hồng Hài Nhi”, “Đấu phép hạ tam quái”, “Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”, “Tam điều Tì Bà phiến”, “Quét tháp biện kỳ oan”, “Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”, “Tôn hầu xảo hành y”. Năm 1987: quay tiếp “Rơi nhầm động Bàn Tơ”, “Tứ thám Vô đáy động”,“Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”, “Thiên Trúc thu Ngọc Thố”, “Ba thăng cực lạc thiên”. Ngày 1/2/1988, CCTV phát sóng trọn bộ phim Tây Du Kí gồm 25 tập.






Có thể nói, bộ phim Tây Du Kí phiên bản 1986 là tập hợp các ca khúc và thành công của phim một phần chính nhờ các ca khúc này.



Với 25 tập phim, bộ phim có đến 20 ca khúc sử dụng trong phim và có 30 khúc hòa tấu.



Ngoài một ca khúc chủ đề cuối phim "Đường chúng ta đi"- Cảm vấn lộ tại hà phương (问路在何方 (片尾曲)) do Tưởng Đại Vi (蒋大) hát, còn có các ca khúc nằm rãi rác ở các tập phim.


* Đại náo Thiên Cung (Tập 3: Đại Thánh Náo Thiên Cung)
* Thủ kình quy lai (经归来)(Tập 25: Ba thăng cực lạc thiên), Tưởng Đại Vi hát

Riêng tập 16: Tây Quốc Nữ Giới có đến 3 ca khúc:

* Tình Nữ Nhi (
女儿情 (), Ngô Tĩnh hát
* nhạc Đường Tăng ở Tây Lương Nữ (trong giấc mơ)
* Đường Tăng ở Tây Lương Nữ Quốc- Tương kiến nan biệt diệc nan (
见难别亦难), Ngô Tĩnh hát
* Trời Quang Nguyệt Nhi Minh
* Thanh Thanh Cây Bồ Đề (
青青菩提) (Tập 25 Ba thăng cực lạc thiên), Lý Tĩnh Nhàn hát
* 500 năm ruộng dâu biển cạn- "Ngũ bách niên tang điền thương hải (
五百年桑田沧海) (Tập 5: Hầu Vương hộ Đường Tăng), Uất Quân Kiếm hát
* 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn. (Tập 4:Giam dưới Ngũ Hành Sơn)
* Vô Đáy Thuyền Ca (Tập 25: Ba Thăng Cực Lạc Thiên)
* Thiên Trúc Thiếu Nữ (
天竺少女) (Tập 24: Thiên Trúc thâu Ngọc Thố'), Lý Linh Ngọc hát
* Thủ Kình Quy Lai (Tập 25: "Ba thăng cực lạc thiên"), Tưởng Đại Vi hát
* Đại Thánh Ca (Tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung), Hồ Dần Dần hát
* Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
* Phong Vũ Hành Lộ Nan
* Tiêu Dao Tự Tại Đích Tôn Đại Thánh
* Hà Tất Tây Thiên Vạn Lý Dao - Bài ca Hạnh Tiên (
何必西天万里遥) (Tập 19: Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm), Ngô Tĩnh hát
* Sắp đến Tây Phương
* Bị Thầy đuổi vì đánh chết Bạch Cốt Tinh- Xuy bất tán giá điểm điểm sầu (Tập 10: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh), Uất Quân Kiếm hát
* Lên quét Bảo Tháp Xá Lợi- Tình không nguyệt nhi minh (
晴空月儿明) (Tập 18: Quét tháp giải oan), Trì Trọng Thoại hát
* Đại náo Thiên Cung
* Đường Tăng trữ hoài (
唐僧抒怀) -Tâm sự Đường Tăng, Trì Trọng Thoại hát
* Ca khúc chủ đề: Đường chúng ta đi, Tưởng Đại Vi hát.

Các ca khúc sử dụng trong phim để lại ấn tượng cho người xem và trở thành những ca khúc bất hủ được nhiều thế hệ đón nhận. Ca từ và giai điệu của các ca khúc nhẹ nhàng, dễ nhớ và dễ dàng đi vào lòng người xem. Các đoạn hòa tấu trong phim:

* Vũ Khúc: Thiên Đình ca - xuấn hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn.
* Vũ khúc: Dùng phép trêu Bát Giới- xuấn hiện ở tập 8: Đường Tăng 3 lần gặp nạn.
* Vũ khúc: Tôn Ngộ Không loạn bàn đào - xuấn hiện ở tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung (trường đoạn giáp mặt Xích Cước Đại tiên)
* Vũ khúc: Yêu Quái - xuất hiện tập 11: Hoàng Bào lão Quái.
* Vũ khúc: Mở màn.
* Vũ khúc: Học võ - xuất hiện ở tập 1: Hầu vương xuất thế.
* Vũ khúc: Gian nan - xuất hiện tập 11 - Hoàng Bào lão yêu.
* Vũ khúc: Tiên nữ - xuất hiện tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung.
* Hòa tấu: Cung Quảng Hằng
* Hòa tấu: Khúc nhạc Bật Mã Ôn, xuất hiện tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung.
* Hòa tấu: Cầu Duyên, xuất hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn
* Hòa tấu: Khúc Tứ Thanh động xuất hiện ở tập 22: Tứ Thám động vô đáy
* Hòa tấu: Khúc ca tự do của loài khỉ, xuất hiện ở tập 1: Hầu vương xuất thế
* Hòa tấu: Đứa bé trên dòng sông - xuất hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn.

Đoàn làm phim Tây Du Kí

1. Nguyên tác: Ngô Thừa Ân
2. Biên kịch: Đới Anh Lộc (
戴英禄), Trâu Ức Thanh (邹忆青), Dương Khiết (杨洁)
3. Đạo diễn: Dương Khiết (
杨洁)
4. Quay phim: Dương Sùng Thu
5. Phó đạo diễn: Nhậm Phượng Pha, Tuân Hạo
6. Thiết kế mĩ thuật: Mã Vận Hồng
7. Mĩ thuật: Vương Bách Bình, Viên Trù, Lý Huệ Mẫn, Lưu Quan Nhạn
8. Ghi âm: Phùng Cảnh Sơn
9. Phỏng âm: Vương Văn Hoa
10. Ánh sáng: Chu Hi Đức, Lưu Kiên, Trương Quân Dân, Vương Bình, Trương Văn Học
11. Tạo hình nhân vật: Vương Hi Chung
12. Phục trang: Vương Uẩn Kì
13. Chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm, Hạng Hán
14. Thư kí trường quay: Mã Lệ Châu, Vu Hồng, Lý Thành Nho
15. Sương khói: Lưu Lễ, Đổng Chấn Huệ
16. Trợ lí đạo diễn: Cận Căn Tuất
17. Phó quay phim: Đường Kế Toàn
18. Trợ lí quay phim: Lưu Đại Kiện, Diêm Túc, Diệp Mao
19. Quản lí trường quay: Lý Kiến Thành
20. Hóa trang: Thôi Khiết, Trương Hưng Hoa, Dương Tuyết, Đặng Kinh Bình, Dương Vân Phỉ
21. Phục trang: Lý Bảo Tường, Hàn Canh Trạch, Trần Thiết San
22. Đạo cụ: Trần Thiết San, Chân Chí Tài, Tôn Bộ Vân
23. Chế cảnh: Từ Tiểu Quang, Cát Hữu, Từ Vĩnh Tân, Hứa Tín Lương
24. Trang trí: Trương Thụy Lai
25. Chuyên viên trường quay: Đặng Thiểu Sanh, Liên Trì Thủy
26. Biên đạo múa: Cổ Hải Hoàn, Lý Chí Vĩ
27. Chuyên viên chế tác: Vương Xảo Hồng, Hàn Lập Mai
28. Biên tập âm nhạc: Vương Văn Hoa
29. Thu âm: Hồ Tiểu Vĩ, Lương Bách Cường
30. Soạn lời: Diêm Túc
31. Soạn nhạc: Hứa Kính Thanh
32. Ca sĩ: Tương Đại Vi, Lý Tĩnh Nhàn, Diệp Mao, Lý Linh Ngọc, Ngô Tĩnh, Trì Trọng Thoại, Hồ Dần Dần, Úc Quân Kiếm, Chu Lập Phu
33. Diễn tấu: Đội nhạc đàn sáo múa tinh hoa trung ương
34. Chỉ huy: Hồ Bỉnh Húc
35. Kịch vụ: Sa Kiệt, Từ Lôi Đình, Dương Bân, Tào Kiến Quân
36. Phó chủ nhiệm kịch vụ: Lý Hồng Dương
37. Phối âm: Lý Dương, Lý Thế Hoành, Trương Vân Minh, Lý Ba, Vương Ngọc Lập, Trương Triều, Trần A Hỉ, Vương Tuyết Thuần, Ngô Quế Linh, Trì Trọng Thoại (khách mời), Mã Đức Hoa (khách mời).
38. Nhà sản xuất: Dương Khiết.
39. Tổng giám chế: Vương Phong, Nguyễn Nhược Lâm

Các diễn viên trong phim

* Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng (
六小龄童)
* Đường Tăng - Uông Việt (
汪粤)[4], Từ Thiếu Hoa (徐少)[5], Trì Trọng Thoại (迟重瑞)[6]
* Trư Bát Giới - Mã Đức Hoa (
马德华)
* Sa Tăng - Diêm Hoài Lễ (
阎怀礼)
* Phật Tổ Như Lai - Châu Long Nghiễm (
龙广)
* Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại Phân (
左大玢)
* Ngọc Hoàng Thượng đế - Chương Ngọc Thiện
* Thái Thượng Lão Quân - Trịnh Dong
* Linh Cát Bồ Tát - Nhậm Phượng Pha
* Phổ Hiền Bồ Tát - Quách Uy, Trì Triệu Bằng, Cận Căn Tuất
* Văn Thù Bồ Tát - Triệu Quyền, Diệp Dĩ Manh
* Diêm Vương - Lưu Giang
* Hằng Nga - Khâu Bội Trữ (
邱佩宁)
* Thái Bạch Kim Tinh - Vương Trung Tín
* Thác Tháp Thiên Vương - Vương Ngọc Lập
* Na Tra - Ngải Kim Mai (
艾金梅) , Dương Bân (杨斌)
* Xích Cước đại tiên - Hàn Thiện Tục
* Nhị Lang Thần - Lâm Chí Khiêm
* Vương Mẫu nương nương - Vạn Phức Hương
* Di Lặc phật - Thiết Ngưu
* Thái Ất Thiên Tôn - Châu Bỉnh Khiêm
* Tiểu Bạch Long - Vương Bá Chiêu (
王伯昭 )
* Bồ Đề sư tổ -Quan Vân Giai
* Thiên lí nhãn - Diêm Hoài Lễ
* Thuận phong nhĩ - Hạng Hán
* Vũ Khúc tinh quân - Vương Chí Thiện
* Hỗn thế ma vương - Lâm Chí Khiêm
* Độc giác quỷ vương - Hàn Thiện Tục
* Cự Linh Thần - Tiền Vĩnh Khang
* Tiên hạc - Trương Kinh Lệ
* Ân Tiểu Tả - Mã Lan (
马兰)
* Trần Quang Nhụy - Từ Thiếu Hoa
* Đường Thái Tông - Trương Chí Minh (
张志明)
* Quan Âm hóa thân - Quách Gia Khánh
* Kim Trì trưởng lão - Trình Chi (
程之)
* Nghiễm Trí hòa thượng - Lý Vĩnh Quý
* Hắc Hùng tinh - Hạng Hán
* Nghiễm Mục thiên vương - Lâm Chí Khiêm
* Đông Hải Long vương - Lý Kinh Tây
* Tây Hải long vương - Diêm Hoài Lễ
* Cửu Đầu Trùng - Lý Long Tân, Á Vĩ Kiệt
* Mộc Tra - Dương Bân
* Thiên Bồng nguyên soái - Mã Đức Hoa
* Cao Tài - Hạng Hán
* Cao lão phu nhân - Cao Ngọc Thiến
* Cao Thái Công - Khổng Nhuế
* Cao Thúy Lan - Ngụy Tuệ Lệ (
魏慧)
* Hoàng Phong quái - Quách Gia Khánh
* Lão Hổ tinh - Trương Kí Điệp
* Lê Sơn lão mẫu - Tôn Phượng Cầm
* Chân Chân - Thẩm Tuệ Phân
* Ái Ái - Dương Phượng Nhất
* Liên Liên - Hà Tình (
何晴)
* Trấn Nguyên đại tiên - Ngô Quế Linh
* Thanh Phong - Vương Dương
* Minh Nguyệt - Sái Lâm
* Bạch Cốt Tinh - Dương Xuân Hà (
杨春霞)
* Thôn cô (tập 10)- Dương Tuấn
* Lão phụ - Lưu Huệ Mẫn
* Lão ông - Hoàng Phỉ
* Hắc Hồ Tinh - Khâu Tất Dương, Lý Hồng Dương
* Hắc Hồ Tinh hóa thân - Hàn Phụng Hà
* Bách Hoa mĩ công chúa - Lưu Khê
* Hoàng Bào quái - Nhậm Phụng Pha
* Hoàng Bào quái (hóa thân) - Dương Thụ Bưu
* Bạch Long Mã (hóa thân) - Chu Đào
* Bảo Tượng quốc Quốc vương - Cố Lam
* Kim Giác đại vương - Xa Hiểu Đồng
* Ngân Giác đại vương - Quách Thọ Dương
* Tinh Tế quỷ - Lý Kiến Thành
* Linh Lị trùng - Kí Phúc Kỉ
* Đạo sĩ -Lục Tiểu Linh Đồng
* Cửu Vĩ hồ - Lục Tiểu Linh Đồng
* Ô Kê quốc Quốc vương - Lôi Minh
* Ô Kê quốc Vương hậu - Hướng Mai
* Ô Kê quốc Thái tử - Uông Hải Ninh
* Yêu đạo (tập 13)- Hạ Bá Hoa
* Tĩnh Long vương - Trì Trọng Thụy
* Hồng Hài Nhi- Triệu Hân Bồi
* Ngưu Ma Vương - Vương Phu Đường
* Long vương (tập 14)- Từ Thiếu Hoa
* Xa trì quốc Quốc vương - Lý Văn Hoa (
李文)
* Xa Trì quốc Vương hậu - Triệu Lệ Dung (
赵丽蓉)
* Hổ Lực đại tiên - Lưu Cần
* Lộc Lực đại tiên - Sái Du Ca
* Dương Lực đại tiên - Tằng Thảo
* Quốc vương Tây Lương nữ quốc - Châu Lâm (
朱琳)
* Bọ cạp tinh - Lý Vân Quyên
* Nữ thái sư - Dương Quế Hương
* Như Ý chân tiên- Vương Đức Lâm
* Ngang Nhật tinh quan -Từ Quan Xuân
* Thiết Phiến công chúa - Vương Phượng Hà
* Ngọc Diện hồ li tinh- Trịnh Ích Bình (
郑益萍)
* Sái Trại quốc quốc vương - Kim Cương
* Vạn Thánh công chúa - Trương Thanh (
张青)
* Mặc Tài lão long vương - Triệu Bảo Tài
* Lão hòa thượng (tập 18)- Lý Phụng Xuân
* Lão phương trượng - Lý Chí Nghị
* Bôn ba nhi bá- Lý Kiến Thành
* Bá ba nhi bôn - Cao Bảo Trọng
* Hạnh Tiên - Vương Linh Hoa (
王苓)
* Hoàng Mi yêu vương - Tào Đạc
* Cô Trực Công - Tào Đạc
* Thập Bát Công - Dã Băng
* Châu Tử quốc Quốc vương - Cung Minh
* Kim Thánh nương nương - Chiêm Bình Bình
* Trại Thái Tuế - Vương Nhân
* Hữu lai hữu khứ - Chu Tài Lợi
* Đại chu nữ (Hồng nhện tinh) - Diêu Gia
* Á chu nữ (Lam nhện tinh) - Lưu Sảnh
* Tam chu nữ - Đỗ Hướng Huệ
* Tứ chu nữ (Phấn nhện tinh) - Dương Túc
* Ngũ chu nữ - A Chi Thi Mã
* Lục chu nữ (Lục nhện tinh) - Lữ Hải Ngọc
* Thất chu nữ- Lưu Lâm
* Đa mục quái - Lý Hồng Dương
* Bì Lan bà - Dương Kì Mẫn
* Lê Sơn lão mẫu hóa thân - Lý Tư Kỳ
* Ngọc thử tinh - Thường Thanh
* Đại Lạt Ma - Vương Tiệp
* Tiểu Lạt Ma- Lý Chí Hùng
* Lạt Ma chủ trì - Ngô Đường
* Ngọc Hoa châu quốc vương - Ni Cách Mộc Đồ
* Đại thái tử - Trương Dương
* Nhị thái tử - Diệp Dĩ Manh
* Tam thái tử - Dương Bân
* Hoàng Sư tinh - Hạng Hán
* Cửu Linh nguyên thánh - Lý Kiến Thành
* Điêu toàn cổ quái - Sa Kiệt
* Cổ quái điêu toàn - Hà Dịch
* Ngọc thố / Công chúa Thiên Trúc- Lý Linh Ngọc (
李玲玉)
* Thiên Trúc quốc vương - Vương Đồng
* Lão tăng (tập 24)- Nhậm Phụng Pha
* Kim Đính đại tiên - Vương Hi Chung
* A Nan - Hạng Hán
* Ca Diếp- Lý Kiến Thành


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét